Dư nước ối trong thai kỳ là tình trạng hiếm gặp song đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, việc nhận biết và điều trị kịp thời sẽ giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ.
Chọc ối là xét nghiệm xâm lấn, có thể gây sẩy thai mặc dù rất thấp (khoảng 1%). Phương pháp thực hiện đơn giản nhưng vẫn có nhiều rủi ro, khiến thai phụ lo lắng việc chọc ối có đau không?
Có lẽ, nhiều bà bầu sẽ cảm thấy lo lắng đến mất ăn, mất ngủ khi biết sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm chọc ối. Liệu rồi có chuyện gì không hay với bé không? Chọc ối có gây đau đớn không?
Mẹ cứ bình tĩnh. Ngày nay với công nghệ kĩ thuật hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao việc thực hiện chọc ối được tiến hành rất dễ dàng. Hơn nữa, các dụng cụ y tế được sát trùng, đảm bảo sự an toàn cao nhất đến mẹ và thai nhi, nên hoàn toàn không có nguy cơ bị nhiễm trùng ối hay rỉ ối về sau.
Khi thai nhi được 16 - 32 tuần tuổi, lượng nước ối đạt từ 250 - 600ml. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai. Từ tuần thứ 34 của thai kỳ, nước ối tăng lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi, lúc này nước ối có thể đạt mức cao nhất (1000ml) sau đó, nó giảm dần còn khoảng 600 - 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh. Nếu lượng ối tăng đột biến sẽ gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé.
Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100 cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, giãn tĩnh mạch có khi dẫn đến bệnh trĩ.
Đa ối cấp: Thường xảy ra vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2, bụng mẹ lớn lên rất nhanh, khó vận đông, cử động khó khăn và nhanh chóng lâm vào tình trạng khó ở. Biểu hiện là bụng căng cứng và đau, tức thở. Thông thường bác sĩ sản khoa sẽ phải xử trí bằng cách chọc ối và cho mẹ đẻ non.
Đa ối mạn: Lượng ối tăng lên từ từ trong những tháng cuối thai kỳ. Vì diễn biến chậm nên tuy bụng thai phụ có to và căng hơn bình thường nhưng họ vẫn chịu đựng được. Thai nhi do bị ối chèn ép nên dễ dị dạng hoặc mắc các tật bẩm sinh trong nội tạng. Trọng lượng của trẻ sơ sinh có mẹ bị đa ối mạn thường nhẹ hơn các trẻ khác.
Bà mẹ bị đa ối sau khi sinh dễ bị băng huyết do tử cung căng giãn quá mức, sau đẻ không co lại như bình thường được nữa.
Đa ối khiến mẹ bị vỡ ối sớm dẫn đến sinh non, túi ối căng có thể khiến ngôi thai bị đảo lộn bất thường, ngoài ra đa ối cũng gây nên hiện tượng đờ tử cung và mẹ bị băng huyết sau sinh. Đối với bé, đa phần sẽ nhẹ cân hơn, dễ mắc các dị tật nội tạng.
Nếu không xác định được nguyên nhân gây dư ối và tình trạng không nghiêm trọng thì việc nghỉ ngơi là cần thiết để mẹ bầu dần dần lấy lại cân bằng.
Sinh nở khi bị dư nước ối
Việc sinh nở khi bị dư ối vẫn diễn ra bình thường đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, có thể mẹ bầu sẽ phải sinh sớm hơn so với ngày dự sinh do những thay đổi trong tử cung.
Chọc ối là một thủ thuật y khoa cần thiết với mẹ bầu có kết quả siêu âm sàng lọc trước sinh bất thường, giúp xác định chính xác hơn nguy cơ di tật bẩm sinh của trẻ. Khi tiến hành thủ thuật này, các bác sĩ sẽ chọc kim vào khoang ối thông qua hình ảnh siêu âm. Chọc ối có đau không? Lấy dịch ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc, lo sợ.
Mẹ bầu cũng có thể được chỉ định sinh mổ nếu thai nhi bất thường như: song thai, tư thế thai nhi phức tạp hay thai nằm ngang…
Nhưng nói chung, dư ối không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé nếu được quan tâm và can thiệp kịp thời. Nếu chỉ ở thể nhẹ thì cơ thể mẹ điều chỉnh tự nhiên mức ối trong thai kỳ và sinh con khỏe mạnh, bình thường.
Nếu nguyên nhân là lượng đường trong máu quá cao thì mẹ bầu cần giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày. Lúc này việc theo dõi và kiểm tra tình trạng bệnh cần được tiến hành thường xuyên.
Nếu vấn đề bất thường do thai nhi thì mẹ bầu cần được theo dõi và can thiệp kịp thời. Có thể mẹ bầu chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng nếu tình hình phức tạp thì mẹ bầu có thể được kích thích để sinh sớm.
Nếu bắt buộc phải thực hiện chọc ối thường bác sĩ sẽ chỉ định trong khoảng tuần thai từ 15-19. Kết quả sẽ chính xác đến 99,4 %. Chọc ối là phương pháp điển hình nhất để phát hiện hội chứng Down.
Ngoài ra, nếu bệnh nặng và không thể xác định được nguyên nhân dư ối thì mẹ bầu cần nhập viện để y bác sĩ tìm hiểu và theo dõi thường xuyên và phản ứng kịp thời nhất. Một số kỹ thuật có thể can thiệp để giảm lượng nước ối tránh nguy cơ sinh non hay bong tróc nhau thai. Nhưng chúng có rủi ro về nhiễm trùng và vẫn mang nguy cơ sinh sớm. Do vậy trong những trường hợp nguy cấp cụ thể y bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng hơn về các kỹ thuật này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét