Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Sàng Lọc Trước Sinh : UBND TP Hà Nội Đề Ra Mục Tiêu Mới

Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh với những máy móc hiện đại được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Thời gian qua, Thái Bình đã ưu tiên triển khai mô hình xã hội hóa Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện và can thiệp sớm tiến tới điều trị, theo dõi, quản lý bất thường bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh trên địa bàn toàn tỉnh và vùng lân cận.


Sàng lọc trước sinh là hoạt động can thiệp đối với thai phụ (thông thường là khám siêu âm và làm các kỹ thuật chuyên sâu khi có nghi ngờ) nhằm phát hiện thai dị tật cho các bà mẹ đang mang thai. Sàng lọc sau sinh là hoạt động can thiệp đối với trẻ sơ sinh (xét nghiệm máu gót chân sau 48 giờ và trước 72 giờ của trẻ sau sinh) nhằm phát hiện các bệnh bẩm sinh ở trẻ.

 Trong đó, việc triển khai mô hình xã hội hóa Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đặt tại Bệnh viện An Đức tỉnh Thái Bình đã đem lại những hiệu quả tích cực.

Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh với những máy móc hiện đại được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Chị Phạm Thị Minh Hiếu, 29 tuổi, ở Thái Bình người nhiều lần đến bệnh viện tư vấn và thực hiện các kỹ thuật sàng lọc trước sinh chia sẻ: “Khi có con đầu tôi đã đến đây để thực hiện các sàng lọc và con tôi sinh ra rất kháu khỉnh và khỏe mạnh. Bởi vậy, đến lần sinh con thứ 2 này, tôi cũng muốn đi thăm khám, thực hiện các sàng lọc ngay từ trong thai kỳ. Tôi có bảo hiểm, nên khi đi khám ở đây bảo hiểm cũng chi trả một phần nên không hề tốn kém, hơn nữa thời gian chờ đợi làm thủ tục và các xét nghiệm ở đây rất nhanh chóng và tiện lợi ”.

Sàng lọc trước sinh và sơ sin, đây là những kỹ thuật tiên tiến, được thực hiện bằng những máy móc và trang thiết bị hiện đại có nguồn vốn đầu tư lớn. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, hiện Trung tâm sàng lọc trước sinh và sơ sinh đặt tại Bệnh viện An Đức là một trong 6 trung tâm sàng lọc trước sinh và sơ sinh đang hoạt động trên cả nước.

là đây cũng là Trung tâm duy nhất sử dụng 100% bằng nguồn kinh phí xã hội hóa trong cả mua sắm máy móc, trang thiết bị lẫn đào tạo đội ngũ, trả lương, thưởng cho nhân viên.

Từ đó, cũng góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, bởi càng tăng số bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh được sàng lọc thì càng làm giảm nguy cơ sinh ra trẻ dị tật và tránh những hậu quả của trẻ bị bệnh bẩm sinh không được điều trị.

Được biết, năm 2007, Đề án tầm soát dị tật bẩm sinh chính thức được triển khai trên 20 tỉnh, thành phố. Đến nay, đề án đã được triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, vì ngân sách còn hạn chế nên mới chỉ chọn mỗi tỉnh một số huyện và thực hiện tại một số xã ở những huyện được chọn. Và các mẫu xét nghệm này đều phải chuyển đến các Trung tâm sàng lọc tuyến Trung ương và khu vực để xét nghiệm, chẩn đoán.

 Do đó, đưa dịch vụ về gần dân thông qua nguồn kinh phí xã hội hóa như tỉnh Thải Bình đang được coi là giải pháp đầy tính nhân văn để giúp các cặp vợ chồng, đặc biệt là các thai phụ có giải pháp sinh con an toàn và mạnh khỏe. tìm hiểu thêm về chi phí sàng lọc trước sinh

Nhằm thực hiện kế hoạch về phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030, vào đầu tháng 10 này, Sở Y tế TP Hà Nội đã triển khai kế hoạch thực hiện các chương trình, hoạt động để phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô và đất nước, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Hà Nội.

Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai nhằm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân, chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ béo phì. Triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát và khống chế sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở lứa tuổi mầm non và học sinh tiểu học, đặc biệt là khu vực thành phố…, tiếp tục duy trì chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng hàng năm cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi.

Sở Y tế cũng sẽ phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo kiểm tra, giám sát, đánh giá và cập nhật số liệu về chương trình dinh dưỡng học đường trong đó có chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc của trẻ em mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.

Theo kế hoạch, UBND TP Hà Nội có đề ra mục tiêu cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Hà Nội tăng trưởng ổn định đến lứa tuổi 18 đối với nam, chiều cao trung bình là 167,5cm (năm 2025) và 169cm (năm 2030); đối với nữ là 156,5cm (năm 2025) và 158cm (năm 2030).

Thành phố đã đề ra 4 chương trình hành động lớn bao gồm: tuyên truyền, giáo dục và vận động thay đổi hành vi về phát triển thể lực và tầm vóc người Hà Nội; tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số Thủ đô; đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tăng cường giáo dục thể chất cho học sinh từ 3 - 18 tuổi trong nhà trường; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thể thao, xây dựng và phát triển phong trào tập thể dục, thể thao trong cộng đồng...

Cụ thể, Sở Y tế sẽ triển khai các hoạt động giảm thiểu tỷ lệ mắc một số tật, bệnh học đường trong học sinh phổ thông các cấp, thông qua sàng lọc phát hiện sớm, điều trị kịp thời cận thị học đường, phòng chống cong vẹo cột sống.

Theo bác sĩ Phạm Thị Đông, Giám đốc Trung tâm sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện An Đức: Hơn một năm qua, công tác tiến hành làm test sàng lọc cho bệnh nhân cũng như là làm test cho các bé sơ sinh sinh ra trong toàn bộ tỉnh Thái Bình kết quả đạt được rất tốt và được người dân tin cậy và ủng hộ. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét