Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Nhiều Em Bé Tại Cao Bằng Được Khám Sàng Lọc Trước Sinh Miễn Phí

những bệnh này được sàng lọc muộn, bệnh nhân đến muộn dẫn đến suy tim thì giờ mô hình bệnh chẩn đoán sớm, có thể chẩn đoán trước sinh, có kế hoạch sớm điều trị bệnh, tạo cơ hội sống được cao hơn. 

Trong hai ngày, 8 và 9-9, các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương khám sàng lọc trước sinh dị tật tim bẩm sinh cho hơn 1.300 cháu bé dưới 16 tuổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng và Bệnh viện đa khoa huyện Bình Nguyên, Cao Bằng.

Ngay từ 6 giờ sáng, khuôn viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã đông người.

Nhiều bà mẹ vượt quãng đường xa cả trăm km để đưa con xuống khám khi nghe thông tin về chương trình khám sàng lọc tim miễn phí do các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương về khám.


TS, BS Cao Việt Tùng, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc đi khám sàng lọc ở các tỉnh là một trong những nhiệm vụ chính của Trung tâm tim mạch. Những năm trước, đoàn bác sĩ đã thực hiện khám sàng lọc tại các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương với khoảng 3 nghìn đến 3,5 nghìn cháu được sàng lọc tại mỗi tỉnh. Qua đó, phát hiện 30% bệnh nhi nghi ngờ tim bẩm sinh.

Hai mẹ con bé Hoàng Quốc Lâm (dân tộc Tày) từ huyện Thông Nông, cách TP Cao Bằng 50km xuống bệnh viện tỉnh từ 5 giờ sáng để chờ khám.

“Trước đó, các cháu này đã được chẩn đoán về bệnh tim nhưng không đủ điều kiện để đi điều trị. Qua các đợt khám từ thiện, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ tiến hành khám, sàng lọc, siêu âm, chẩn đoán bệnh, tư vấn và hướng dẫn các cháu hướng điều trị. Các ca nặng, chúng tôi sẽ hướng dẫn về Bệnh viện Nhi Trung ương để phẫu thuật sớm. Trong đợt khám tại Cao Bằng lần này, nếu có cháu nào phải tiến hành phẫu thuật, bệnh viện và Viettel sẽ cùng hỗ trợ chi trả”, BS Tùng cho hay.

Các bé được khám sàng lọc trước khi vào khám tại bàn bác sĩ.

Năm 2017, trong chuyến đi khám tình nguyện tại Thái Bình, các bác sĩ đã phát hiện một ca bệnh bị suy tim nặng phải chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương ngay trong đêm để mổ cấp cứu vào sáng hôm sau. Đó là trường hợp cháu bé 6 tháng tuổi, đã phát hiện bệnh trước đó một tuần nhưng chờ mổ. Rất may, cháu bé được gia đình đưa đến Khám sàng lọc trước sinh phát hiện tình trạng nguy kịch của bệnh nên được cứu sống kịp thời.

BS Tùng cho biết, hiện nay mô hình bệnh tim đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước kia, những bệnh này được sàng lọc muộn, bệnh nhân đến muộn dẫn đến suy tim thì giờ mô hình bệnh chẩn đoán sớm, có thể chẩn đoán trước sinh, có kế hoạch sớm điều trị bệnh, tạo cơ hội sống được cao hơn. Đặc biệt nhờ chương trình “Trái tim cho em”, có hàng nghìn trẻ em nhiều tỉnh, thành phố khác chưa có điều kiện về Hà Nội được các bác sĩ tình nguyện khám sàng lọc và phát hiện sớm tình trạng bệnh.

Hàng năm, ở Việt Nam phát hiện thêm nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh xảy ra ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khiến cho cuộc sống của các gia đình và các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, chương trình “Trái tim cho em” do Đài Truyền hình Việt Nam và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel phối hợp thực hiện ra đời với các hoạt động bao gồm tài trợ mổ tim; hỗ trợ các bệnh viện nâng cao năng lực y tế, tổ chức các hoạt động khám sàng lọc tim bẩm sinh cho các trẻ em ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vận động gây quỹ mổ tim cho trẻ em nghèo.

Sau gần 10 năm hoạt động, chương trình “Trái tim cho em” đã thực hiện tài trợ cho gần 4.500 ca phẫu thuật và can thiệp tim mạch cho các em mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Chương trình phối hợp với các bệnh viện tim mạch tuyến Trung ương ở cả ba miền bắc, trung, nam tổ chức 50 chương trình khám sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Qua đó, trao cho các em cơ hội được cứu chữa kịp thời.

 Theo thông tin từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) Hà Nội, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, chiếm 1,5 – 2% số trẻ mới sinh. Số trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh khoảng hơn 1.700 trẻ.

Đáng chú ý, số lượng bà mẹ mang thai đến kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế khá cao nhưng nhiều người chỉ đi khám để biết con trai hay con gái, chưa mặn mà với việc khám sàng lọc thai nhi ở đâu, chẩn đoán dị tật thai nhi. Ngay cả việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh tại các cơ sở y tế để phát hiện dị tật thường, nhiều bà mẹ cũng chưa ủng hộ vì cho rằng trẻ mới sinh còn non yếu…

Trong khi đó, những đứa trẻ sinh ra không may bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội cho biết, cả SLTS và SLSS đều rất cần thiết với sự phát triển của trẻ. Bởi một số bệnh nếu được phát hiện, điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề trong quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất sau này.

Tính từ đầu năm đến tháng 8-2018, tỷ lệ SLTS toàn Thành phố Hà Nội đạt 78,9%, tỷ lệ SLSS đạt 81,1%. Trong năm 2017, tỷ lệ SLTS của Hà Nội đạt 74%, qua đó đình chỉ thai nghén 289 ca do bệnh lý và khuyết tật thai nhi. Tỷ lệ SLSS đạt 83,9%, kết quả nghi ngờ 1.225 ca thiếu men G6PD, 49 ca suy giáp trạng bẩm sinh,121 trường hợp tim bẩm sinh.

Trước thực trạng đó, Hà Nội đặt mục tiêu tăng tỷ lệ SLTS và SLSS trong năm 2018, phấn đấu ít nhất 90% phụ nữ mang thai được tầm soát tối thiểu 4 loại bệnh phổ biến. Đây cũng là một trong những hoạt động để nâng cao chất lượng dân số Thủ đô theo kế hoạch Phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được UBND TP ban hành.

Theo thông tin từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) Hà Nội, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, chiếm 1,5 – 2% số trẻ mới sinh. Số trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh khoảng hơn 1.700 trẻ.

Đáng chú ý, số lượng bà mẹ mang thai đến kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế khá cao nhưng nhiều người chỉ đi khám để biết con trai hay con gái, chưa mặn mà với việc khám sàng lọc, chẩn đoán dị tật thai nhi. Ngay cả việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh tại các cơ sở y tế để phát hiện dị tật thường, nhiều bà mẹ cũng chưa ủng hộ vì cho rằng trẻ mới sinh còn non yếu…

Trong khi đó, những đứa trẻ sinh ra không may bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội cho biết, cả SLTS và SLSS đều rất cần thiết với sự phát triển của trẻ. Bởi một số bệnh nếu được phát hiện, điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề trong quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất sau này.

Tính từ đầu năm đến tháng 8-2018, tỷ lệ SLTS toàn Thành phố Hà Nội đạt 78,9%, tỷ lệ SLSS đạt 81,1%. Trong năm 2017, tỷ lệ SLTS của Hà Nội đạt 74%, qua đó đình chỉ thai nghén 289 ca do bệnh lý và khuyết tật thai nhi. Tỷ lệ SLSS đạt 83,9%, kết quả nghi ngờ 1.225 ca thiếu men G6PD, 49 ca suy giáp trạng bẩm sinh,121 trường hợp tim bẩm sinh.

Trước thực trạng đó, Hà Nội đặt mục tiêu tăng tỷ lệ SLTS và SLSS trong năm 2018, phấn đấu ít nhất 90% phụ nữ mang thai được tầm soát tối thiểu 4 loại bệnh phổ biến. Đây cũng là một trong những hoạt động để nâng cao chất lượng dân số Thủ đô theo kế hoạch Phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được UBND TP ban hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét