Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Tình Trạng Sức Khỏe Thai Nhi Chính Xác Nhất Bằng Xét Nghiệm Nào ?

 việc phát hiện các bất thường về hình thái thai là thuận lợi nhất. Nếu siêu âm sớm hơn thì hình thái học thai nhi chưa đầy đủ, còn ở thời điểm muộn hơn thì thai nhi lại quá lớn, khó khảo sát toàn diện do đó dễ bỏ sót các bất thường và nếu có bất thường thì việc chấm dứt thai kỳ cũng phải cân nhắc vì thai có thể sống sau sinh.

Siêu âm thai là gì và vì sao mẹ bầu phải tiến hành siêu âm?
Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn, sử dụng sóng âm có tần số cao > 20.000 Hz để xây dựng và tái tạo hình ảnh của thai nhi cũng như nhau thai, tử cung cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu của người mẹ.

Trong quá trình kiểm tra, đầu dò của dụng cụ siêu âm sàng lọc trước sinh sẽ phát ra sóng siêu âm truyền qua tử cung, lúc này cơ thể của bé sẽ phản xạ trở lại loại sóng này. Sau đó, máy tính sẽ dịch sóng âm thanh và tạo thành hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ.



Quá trình siêu âm này không chỉ kiểm tra được sự phát triển của thai nhi mà còn có thể giúp phát hiện được những vấn đề bất thường ở cơ thể bé, đặc biệt là các dị tật bẩm sinh.

Các mốc siêu âm thai mẹ bầu cần nhớ
Trong suốt quá trình thai nghén, mẹ bầu có thể tiến hành siêu âm hàng tháng theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên, sẽ có các thời điểm bắt buộc thai phụ phải đi siêu âm thai và đây cũng được coi là các mốc siêu âm thai quan trọng mà chị em không thể bỏ qua.

Tuần thai 4 – 8 : Siêu âm thai lần đầu
Đây được xem là cột mốc siêu âm thai lần đầu tiên mà thai phụ cần thực hiện. Việc siêu âm thai nhằm mục đích kiểm tra chính xác phôi thai đã vào tử cung an toàn, làm ổ cũng như xác định tim thai đã có chưa.

Tuần thai 12 – 14: Siêu âm đo độ mờ da gáy
Siêu âm vào tuần thứ 12 – 14 giúp xác định tuổi thai kỳ chính xác nhất so với các thời điểm khác. Trong các mốc siêu âm thai thì đây là cột mốc cực kỳ quan trọng vì có thể phát hiện sớm dị tật của thai nhi dựa chỉ số độ mờ da gáy.

Ở lần siêu âm này, bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, dị dạng tim, thai vô sọ, thoát vị não, thoát vị thành bụng, thoát vị cơ hoành...

Độ mờ da gáy dày từ 3,5 – 4,4mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%
Độ mờ da gáy lớn hơn hoặc bằng 6,5mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.
Ngoài ra, ở lần siêu âm này thai phụ cũng sẽ biết được mình mang thai đơn hay đa thai.

Tuần thai 21 – 24 : Siêu âm hình thái học 4D
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai 4D ở tuần thứ 22, bởi ở giai đoạn này các cơ quan bên trong thai nhi cơ bản đã hoàn thiện. Cột sống, hộp sọ, cấu trúc não, tim, phổi, thận, tay và chân của thai nhi đều đã có thể nhìn thấy rõ.

Trong các mốc siêu âm thai định kỳ thì thì cột mốc này đặc biệt quan trọng, bởi thông qua siêu âm thai 4D bác sĩ có thể phát hiện gần như toàn bộ các dị tật về hình thái như: hở hàm ếch, sứt môi hoặc dị dạng ở các cơ quan nội tạng bên trong.

Với những trường hợp phát hiện thai nhi có dị tật bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để thai phụ có thể cân nhắc quyết định chọn giải pháp đình chỉ thai kỳ (Lưu ý: việc đình chỉ thai kỳ chỉ có thể thực hiện trước tuần thứ 28).

Tuần thai 30 – 32: Xác định những bất thường muộn ở thai nhi
Sẽ có những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim... của thai nhi, chính vì thế thai phụ cần phải thực hiện siêu âm vào khoảng thời gian này.

Ngoài ra, trong quá trình siêu âm hình thái ở tuần 30 – 32 của thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đến dây rốn, vị trí nhau thai cũng như tình trạng nước ối như thế nào.

Siêu âm có phát hiện được hết dị tật thai nhi?
Khi thai phụ thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm định kỳ, cần thiết trên thì gần như sẽ phát hiện được hầu hết các dị tật về hình thái thai nhi. Tuy nhiên, vẫn còn một số dị tật không thể phát hiện qua siêu âm như: bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, những bất thường về cơ quan thính giác hoặc cơ quan sinh dục...

Trong quá trình mang thai, ngoài siêu âm chẩn đoán hình ảnh, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm sàng lọc dị tật thai kèm theo như:

Lưu ý: Mặc dù độ chính xác từ các siêu âm, xét nghiệm rất cao, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, khi thai nhi chào đời bác sĩ mới phát hiện ra các dị tật.

Những lưu ý thai phụ cần biết khi đi siêu âm
Thai phụ mang thai ở tuần thứ 6 – 8, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đầu dò (siêu âm qua đường âm đạo) để giúp xác định chính xác nhất vị trí thai nhi và có thể đánh giá tim thai. Ở những tháng tiếp theo, thai phụ sẽ được thực hiện phương pháp siêu âm thông thường. tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/thu-thuat-choc-oi

Khi thực hiện siêu âm thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể được yêu cầu uống nước trước khi siêu âm để làm đầy bàng quang vì việc này sẽ giúp bác sĩ dễ nhìn thấy em bé hơn

Khi thai kỳ bước vào tháng thứ 4: thai phụ cần đi tiểu sạch trước khi siêu âm để làm trống bàng quang.

Trong quá trình mang thai, việc thăm khám và thực hiện siêu âm thai đúng thời điểm là rất quan trọng, bởi nó giúp bác sĩ có thể theo dõi sát sao về sức khỏe của thai nhi lẫn người mẹ. Do đó, các mẹ bầu đừng quên các mốc thời gian siêu âm sàng lọc trước sinh thai này để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán an toàn, đã được tổ chức thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép ứng dụng trong y học thực hành. Tuy nhiên, các mốc siêu âm thai quan trọng cần được chỉ định đúng để giúp cho việc chẩn đoán đạt sự chính xác cao nhất.

Trong một số trường hợp cần tiên lượng nguy cơ hoặc chẩn đoán dọa đẻ non, dọa sảy thai, việc siêu âm qua ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung là cần thiết, giúp dự phòng và điều trị tình trạng dọa sảy thai, dọa đẻ non được kịp thời và hiệu quả.

Theo các chuyên gia, tần số sóng siêu âm 2D, 4D sử dụng sử dụng trong các đầu dò siêu âm thai hiện nay là an toàn với mẹ và thai nhi. Khi bạn siêu âm, bạn cũng không hề cảm thấy đau hay khó chịu gì đặc biệt.

Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà quá lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều là không cần thiết và gây tốn kém.

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu đáng tin cậy về nguy cơ của siêu âm Doppler xung với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là với thai nhi dưới 8 tuần. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo các thai phụ không nên lạm dụng siêu âm Doppler xung, đặc biệt trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.

Trong quá trình mang thai, ở mỗi lần khám thai, ngoài đi siêu âm thai theo dõi sự phát triển của thai nhi, thai phụ cần kết hợp kiểm tra huyết áp, cân nặng, đo chiều cao tử cung, vòng bụng…

Và tiến hành làm một số xét nghiệm: nước tiểu, công thức máu, nghiệm pháp dung nạp glucose… tùy theo tuổi thai, tình trạng thai, tình trạng mẹ và chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể nhằm phát hiện sớm các bệnh khi mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, các viêm nhiễm phụ khoa... để có thể điều trị kịp thời.

- Đo độ mờ da gáy dày chỉ chính xác ở thời điểm thai từ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày (khi chiều dài đầu mông từ 45 – 80 mm), sau thời điểm này tất cả đều trở về bình thường.

- Thời điểm 18-22 tuần: là thời điểm tốt nhất để phát hiện sớm các dị dạng thai qua siêu âm. Lúc này, các cơ quan bộ phận của thai nhi đã phát triển đầy đủ, lượng nước ối đủ, các kích thước của từng phần thai tăng một cách đều đặn và khá ổn định, thai nhi còn trong phạm vi quan sát tương đối toàn thể.

Do đó, việc phát hiện các bất thường về hình thái thai là thuận lợi nhất. Nếu siêu âm sớm hơn thì hình thái học thai nhi chưa đầy đủ, còn ở thời điểm muộn hơn thì thai nhi lại quá lớn, khó khảo sát toàn diện do đó dễ bỏ sót các bất thường và nếu có bất thường thì việc chấm dứt thai kỳ cũng phải cân nhắc vì thai có thể sống sau sinh.

- Thời điểm 30 – 32 tuần: tất cả các cấu trúc của cơ thể thai nhi đã hoàn thiện, do đó có thể chẩn đoán toàn bộ dị dạng về hình thái học thai, đặc biệt là những dị dạng biểu hiện muộn như bất thường nhu mô não, cấu trúc tiểu não…

Siêu âm phát hiện được hầu hết các dị tật về hình thái thái nhi. Tuy nhiên, có một số dị tật không phát hiện được qua siêu âm như: đục thủy tinh thể bẩm sinh, bất thường về cơ quan thính giác, một số bất thường ở cơ quan sinh dục…

Trong quá trình mang thai, thai phụ có thể làm thêm một số xét nghiệm sàng lọc dị tật thai kèm theo như Double test (ở thời điểm thai 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày), Triple test (ở thời điểm 14 tuần đến 20 tuần) hoặc NIPT khi thai từ đủ 10 tuần trở lên. Có những trường hợp phải đến khi bé chào đời thì bác sĩ mới phát hiện ra các dị tật.

Khi siêu âm quí I: Thai dưới 11 tuần nên siêu âm đầu dò âm đạo bằng cách đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo của thai phụ, vì siêu âm đầu dò âm đạo sẽ quan sát được thai rõ hơn và đánh giá tình trạng thai được chính xác hơn.

Trước khi siêu âm, thai phụ nên đi tiểu sạch để quan sát thai và các cấu trúc trong tiểu khung dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn có thể trao đổi với bác sĩ xem kỹ thuật này có phù hợp với bạn hay không.

Thai trên 11 tuần thực hiện siêu âm qua thành bụng, trước khi siêu âm thai phụ đi tiểu sạch để siêu âm rõ hơn. Thai phụ cũng nên lưu ý rằng, không phải lúc nào siêu âm cũng phát hiện ra các dị tật thai nhi. Có những trường hợp, đến khi bé chào đời bác sĩ mới phát hiện ra dị tật của bé.


Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Khám Sàng Lọc Trước Sinh : Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra Dân Số Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống

Trung tâm Hemophilia từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của những người mắc căn bệnh quái ác này. Điều đáng nói, có gia đình có nhiều đời con cháu mắc bệnh này.

 Bác sĩ Vũ Ngọc Dững, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên, cho biết: Chiến dịch năm 2019 đang khẩn trương thực hiện những công việc cần thiết để đảm bảo cho một mùa chiến dịch kéo dài từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5. Năm nay, chiến dịch sẽ được triển khai ở 65 xã trong toàn tỉnh. Các cơ sở y tế đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện, thiết bị, vật tư y tế, thuốc thiết yếu... để tổ chức triển khai chiến dịch đạt kết quả cao nhất. Trong đó ưu tiên khám sàng lọc trước sinh người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh; gói dịch vụ KHHGĐ, tầm soát cổ tử cung...


 Toàn tỉnh phấn đấu chiến dịch năm 2019 có hơn 50.000 ca thực hiện gói dịch vụ KHHGĐ; 6.000 ca thực hiện gói dịch vụ làm mẹ an toàn; 6.900 trẻ được sàng lọc sơ sinh; 3.370 ca sàng lọc trước sinh; 13.000 ca triển khai gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản...

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, chiến dịch tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động cung cấp dịch vụ có chất lượng về nâng cao chất lượng dân số CSSKSS/KHHGĐ, nhất là tại các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, tiếp thị phương tiện tránh thai, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tích cực góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi và ổn định quy mô, cơ cấu dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

 Ngành Dân số tổ chức lồng ghép với các nội dung tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh… Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan. Đồng thời, đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã và cộng tác viên dân số cần tăng cường các hoạt động tư vấn cộng đồng trước khi cung cấp dịch vụ theo quy định.

Chị Trần Thị Mỹ Cảnh, cán bộ DS-KHHGĐ và trẻ em xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa), chia sẻ: Những ngày này, huyện và xã đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ dân số và cộng tác viên tăng cường tuyên truyền, vận động cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ để người dân hiểu và tự nguyện tham gia chiến dịch vào cuối tháng 4 này.

 Lồng ghép các hoạt động để mang lại hiệu quả

Ông Lê Văn Bi, Trưởng phòng Truyền thông (Chi cục DS-KHHGĐ), nói: “Để chiến dịch đạt yêu cầu, ngành phối hợp với địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng tập trung truyền thông trên các phương tiện thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân số trong tình hình mới, chuyển trọng tâm từ DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển (nâng cao chất lượng dân số) phù hợp với từng địa phương, từng ngành.

 Tập trung vào nguyên nhân và hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, hậu quả của việc sinh con quá đông, giảm sinh; lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, người cao tuổi, lợi ích khi tham gia BHYT cho người cao tuổi và phụ nữ mang thai...

Tổ chức các hoạt động truyền thông vãng gia, tuyên truyền nhóm, nói chuyện chuyên đề thực hiện lồng ghép nội dung sinh hoạt vào hoạt động các câu lạc bộ hiện có trên địa bàn về những nội dung nâng cao chất lượng dân số nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng, gây hiệu ứng lan rộng trong cộng đồng dân cư.

Theo Chi cục DS-KHHGĐ Phú Yên, chiến dịch được chia theo các phương án với các nội dung truyền thông tập trung vận động các cặp vợ chồng chưa có con hoặc có một con nên sinh hai con nhằm ổn định quy mô, cơ cấu dân số; đẩy mạnh triển khai thực hiện các hoạt động về nâng cao chất lượng dân số như sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh, khám sàng lọc trước sinh sức khỏe tiền hôn nhân, người cao tuổi, kiểm soát tỉ số giới tính khi sinh, CSSKSS; triển khai các biện pháp tránh thai lâm sàng, phi lâm sàng... Đối tượng được hỗ trợ miễn phí là những người đang thực hiện KHHGĐ và sàng lọc sơ sinh.

Nhưng người bị Hemophilia chảy máu ngay cả khi không bị chấn thương và tái diễn nhiều lần. Nếu không được điều trị đầy đủ, sau những đợt chảy máu làm cho cơ khớp bị biến dạng, người bệnh rất khó khăn trong việc đi lại và hòa nhập cộng đồng. Nếu chảy máu ở những vùng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong”, TS.BS Nguyễn Thị Mai cảnh báo.

Trung tâm Hemophilia từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của những người mắc căn bệnh quái ác này. Điều đáng nói, có gia đình có nhiều đời con cháu mắc bệnh này.

Chị Vũ Thị T, 5 năm qua gắn liền với bệnh viện khi 2 con mắc bệnh Hemophilia. Mỗi lần điều trị tiền thuốc lên tới cả chục triệu đồng. Có tháng con chị phải đi viện 3 lần nên chị chẳng làm được việc gì, cuộc sống ngày càng túng bấn. Đặc biệt, họ ngoại chị T có tới 7-8 người mắc bệnh này. Không chỉ phải thường xuyên nhập viện mà người bệnh phải chịu những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, những biến chứng của bệnh nhân được chẩn đoán muộn là vô cùng nặng nề.

Trường hợp bệnh nhân Tô Thanh H (SN 1987, quê Thanh Hóa) là một trong 1.500 đang được điều trị đây. Anh H cho biết, trước đây đi viện, đều được chẩn đoán là bệnh xương khớp. Mỗi lần bị chảy máu dưới da, bầm tím các ngón tay, đau khớp háng và khớp gối, hay bong gân thì chỉ áp dụng liệu pháp “ban ngày uống thuốc Tây, ban đêm châm cứu”.

 Mãi đến năm 2009, thấy H đi lại khó khăn và chảy máu cam kéo dài, gia đình mới đưa H ra BV Bạch Mai (Hà Nội), khi ấy mới biết H mắc căn bệnh Hemophilia và được chuyển sang Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương điều trị tới nay.

Do hồi nhỏ H không được điều trị đầy đủ nên để lại di chứng teo cơ cứng khớp, co rút gân gót bên trái. Gần đây, anh được phẫu thuật sửa khớp để kéo dài gân ra, nên việc đi lại được cải thiện hơn. Năm 2012, anh lấy vợ và sinh con trai khỏe mạnh, nhưng công việc của anh bấp bênh, đi lại khó khăn khiến anh rất bi quan. “Dù được BHYT chi trả nhưng việc điều trị đeo đẳng cả đời và những di chứng của nó làm tôi đau đớn, buồn phiền nhiều lắm”, anh H rầu rĩ nói.

Cần được sàng lọc và điều trị sớm
TS.BS Nguyễn Thị Mai cho biết, đây là bệnh lý di truyền và có tính phả hệ, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh và sống khỏe mạnh nếu được tư vấn khám sàng lọc trước sinh và điều trị đầy đủ. Nếu người phụ nữ mang gen bệnh kết hôn với nam giới bình thường thì xác suất sinh con trai bị bệnh là 25% và 25% con gái mang gen bệnh cho mỗi lần sinh.

Nếu nam giới bị bệnh lấy vợ bình thường thì tất cả con gái của họ đều mang gen bệnh nhưng con trai lại hoàn toàn bình thường. Nếu một người bệnh kết hôn với người phụ nữ mang gen bệnh thì có khả năng sinh con gái bị bệnh. Đây là trường hợp đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ khi kết hôn gần huyết thống.

Mặc dù là bệnh di truyền, nhưng cũng có những trường hợp đứa trẻ sinh ra mắc bệnh Hemophilia trong khi mẹ bé không mang gen bệnh. Điều này xảy ra do đột biến gen bệnh trong cơ thể trẻ. 1/3 số người mắc bệnh này không có tiền sử gia đình bị bệnh Hemophilia.

Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân Hemophilia phải kéo dài, thậm chí là suốt đời với chi phí tốn kém. Nên hạn chế tỷ lệ mắc bằng cách chẩn đoán người mang gen bệnh, chẩn đoán trước sinh, sàng lọc tiền hôn nhân, chẩn đoán tiền làm tổ để sinh ra những đứa con mạnh khỏe. “Nếu không biết sàng lọc và phát hiện sớm thì nguy cơ truyền bệnh và gen bệnh sang thế hệ sau là rất cao.

 Trước đây, người mang gen Hemophilia thường chỉ được quan tâm do có khả năng di truyền gen bệnh cho thế hệ sau. Tuy nhiên, hiện nay người ta thấy có đến 50% người mang gen có nồng độ yếu tố đông máu thấp, có nguy cơ chảy máu bất thường khi bị chấn thương, phẫu thuật… Vì vậy, tất cả những phụ nữ chắc chắn mang gen bệnh và có khả năng mang gen đều cần làm xét nghiệm xác định tình trạng mang gen.

“Với sự nỗ lực, cố gắng và chung sức đồng lòng của ngành Dân số, Y tế và các đơn vị phối hợp liên quan, hy vọng rằng với việc từng bước xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân nói chung, của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nói riêng về công tác CSSKSS/KHHGĐ, tích cực góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống của người dân”, bác sĩ Vũ Ngọc Dững nói.

Hemophilia (bệnh máu khó đông) là bệnh nguy hiểm không chỉ đe dọa tới tính mạng của người bệnh mà còn là gánh nặng về tinh thần và kinh tế cho xã hội.

Những cách để giảm chảy máu răng ngay lập tức và ngăn chặn hiện tượng này phát sinh trong tương lai

Cẩn thận với những triệu chứng cảnh báo tình trạng chảy máu trong mà bạn không ngờ đến
Lấy 1.000 gram máu cục trong khoang màng phổi cứu sống bệnh nhân bị đâm thấu ngực
Bệnh nguy hiểm và tốn kém

Dù bệnh Hemophilia là bệnh di truyền hiếm gặp (tỷ lệ mắc 25 - 60 người/triệu dân) nhưng việc điều trị cho người bệnh thường kéo dài suốt cuộc đời với chi phí vô cùng tốn kém. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 6.200 người mắc bệnh và 30.000 người mang gen Hemophilia.

Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là mới chỉ có khoảng hơn một nửa số bệnh nhân được quản lý và điều trị, bởi một trong những nguyên nhân là bệnh hay chảy máu phần cơ và khớp, làm cho khớp và cơ bị đau và tái diễn nhiều lần nên rất nhiều người nhầm với bệnh của cơ khớp. Vì vậy, nhiều người chưa được đưa đến đúng chuyên khoa, nên số bệnh nhân chưa được chẩn đoán tương đối cao.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Hemophilia là rối loạn đông máu di truyền do thiếu hụt các yếu tố VIII, yếu tố IX (là những yếu tố cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông) làm cho bệnh nhân dễ bị chảy máu và chảy máu lâu cầm. Gen sản xuất yếu tố VIII/IX nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, di truyền lặn vì vậy người bệnh thường là nam giới và phụ nữ là người mang gen bệnh. “Bình thường, khi bị chảy máu, cơ thể có một cơ chế tự nhiên để cầm máu. tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/sang-loc-truoc-sinh-co-y-nghia-nhu-the-nao-voi-su-phat-trien-cua-thai-nhi


Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Xét Nghiệm Lấy Máu Gót Chân Có Nguy Hiểm Cho Thai Nhi Không ?

Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có những thời điểm, chương trình sàng lọc bị gián đoạn do hết mẫu giấy thấm. Kèm theo đó, có rất nhiều trẻ sơ sinh không được hưởng quyền lợi này.

Năm 2009, Hà Tĩnh bắt đầu triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy mẫu máu gót chân ở trẻ trong vòng 24 - 48 giờ đầu sau sinh. Điều này giúp phát hiện 2 bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là: Thiếu máu tán huyết; vàng da và bệnh suy giáp trạng bẩm sinh.


 Đây là những bệnh lý mà trẻ có thể mắc phải trong thời gian đầu đời, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ, để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.

Điều đáng mừng là từ khi có chương trình đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến nay, nhận thức của người dân đã nâng lên rõ rệt. Từ chỗ nhiều gia đình còn e ngại việc lấy máu gót chân trẻ sơ sinh làm trẻ đau, đến nay, nhiều người đã tự nguyện đề xuất được lấy mẫu máu gót chân cho con, cháu mình.

Sàng lọc sơ sinh ở Hà Tĩnh, từ miễn phí sang xu thế xã hội hóa
Quá trình thực hiện đề án sàng lọc ở Hà Tĩnh được triển khai bài bản với sự hướng dẫn, tập huấn của các bác sỹ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Sản phụ Nguyễn Thị Mơ (xã Phù Việt, Thạch Hà) cho biết: “Sau khi sinh con, em và gia đình đã được các bác sỹ tư vấn sàng lọc cho trẻ để phòng các bệnh, tật cho con mình, nếu bệnh phát hiện sớm thì sẽ kịp thời điều trị cho con khỏe mạnh. Theo em, đây là việc làm cần thiết mà các mẹ cần biết để con mình không bị thiệt thòi”.

Bác sỹ Võ Thị Oanh – Phó Trưởng khoa Sản BVĐK huyện Thạch Hà trao đổi: “Tại bệnh viện, bác sỹ là người trực tiếp tư vấn cho gia đình sản phụ để sàng lọc cho bé nên thời gian qua, sàng lọc sơ sinh ở Thạch Hà đạt kết quả cao. Tuy nhiên, tại bệnh viện, mỗi năm có bình quân 1.200 - 1.500 cháu được sinh ra, trong khi số mẫu được cấp về còn quá ít, chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 số lượng nên rất nhiều trẻ chưa được thực hiện quyền lợi này”.

Nếu như trước đây, tỷ lệ trẻ em sinh ra được thực hiện sàng lọc đạt thấp thì trong gần 2 năm trở lại đây, các địa phương đều đạt và vượt mức chỉ tiêu giao. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có những thời điểm, chương trình sàng lọc bị gián đoạn do hết mẫu giấy thấm. Kèm theo đó, có rất nhiều trẻ sơ sinh không được hưởng quyền lợi này.

Hiện chỉ có một số thành phố lớn, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…, tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn cao do người dân quan tâm. Còn tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, nhiều sản phụ chưa quan tâm đến chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

Khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh là một trong những việc được bác sĩ khuyến khích các gia đình nên thực hiện cho con từ khi còn trong bụng mẹ. Chính vì vậy, khám sàng lọc tim bẩm sinh sớm là điều vô cùng cần thiết với trẻ nhỏ. Nếu trẻ được phát hiện sớm sẽ có thể kịp thời điều trị, hạn chế những biến chứng xảy ra sau phẫu thuật và giảm tỷ lệ nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, 5 nguyên nhân chính có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, gồm: Vai trò của các yếu tố di truyền liên quan đến các đột biến gen, nhiễm sắc thể; một số vi rút, ký sinh trùng, vi trùng có thể gây ra dị tật cho thai nhi; tác động của yếu tố môi trường, tình trạng ô nhiễm; các yếu tố kinh tế xã hội nhân khẩu học; dinh dưỡng và bà mẹ thiếu axit Folic, hoặc lạm dụng vitamin A...

Nhằm thúc đẩy việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo, vào ngày 20-21/4/2019, "Trái tim cho em" phối hợp với Viettel Phú Thọ, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức hoạt động khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho trẻ em tại tỉnh Phú Thọ.

Với nguồn kinh phí từ trung ương và hỗ trợ từ UBND tỉnh, chương trình tầm soát sàng lọc sơ sinh cho trẻ ở Hà Tĩnh vẫn đang trong giai đoạn miễn phí. Tuy nhiên, trong lộ trình sắp tới, hoạt động xã hội hóa các biện pháp nâng cao chất lượng dân số sẽ từng bước được triển khai.

“Qua các phương tiện thông tin đại chúng và một số bạn bè, tôi cũng đã tìm hiểu và thấy rõ tầm quan trọng của việc sàng lọc sơ sinh qua việc lấy mẫu máu gót chân. Chính vì thế, trước thực trạng mẫu máu không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, tôi đã nhờ người nhà liên hệ ra trung ương để thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc theo hình thức dịch vụ cho con mình” - chị Nguyễn Thị Hợp (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) chia sẻ. tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Tiếp cận hình thức dịch vụ là xu thế tất yếu, phù hợp lộ trình hướng tới thực hiện xã hội hóa chương trình sàng lọc sơ sinh. Theo đó, việc sàng lọc miễn phí sẽ tập trung ưu tiên cho các đối tượng là các gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Bệnh tim bẩm sinh là bệnh chiếm tới 90% các bệnh tim mạch ở trẻ. Đó cũng chính là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm vì mức độ nguy hiểm mà căn bệnh này mang lại.

Có thể nhiều bố mẹ chưa biết: Nhiều bệnh tim bẩm sinh không hề có triệu chứng cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Thậm chí, có nhiều trẻ vẫn hồng hào, khỏe mạnh, ăn ngủ tốt và mãi đến khi lớn mới phát hiện ra bệnh thì đã rất khó để xử lý.

Theo số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), trong năm 2017, cả nước mới chỉ có chưa đến 50% phụ nữ mang thai được sàng lọc bằng kỹ thuật đơn giản phổ biến (siêu âm 2D, 4D), gần 30% trẻ em sinh ra được sàng lọc sơ sinh 2/5 bệnh… 


Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Phụ Nữ Mang Thai Ở Tuổi Trên 50 Nguy Cơ Và Những Điều Cần Lưu Ý

Những rủi ro khi mang thai tỷ lệ thuận với độ tuổi của người phụ nữ. Ở độ tuổi ngoài 50 việc sinh con hoàn toàn khả thi tuy nhiên sẽ đi cùng nhiều nguy cơ khó lường. Chị em cần lưu ý một số điều khi quyết định mang thai ở độ tuổi này.

 Mang thai ở độ tuổi trung niên kéo theo nhiều rủi ro . Tỷ lệ mang thai ở tuổi trung niên khá thấp Độ tuổi sinh sản của phụ nữ tính từ tuổi 15 đến 44 nên sử dụng phương pháp sàng lọc trước sinh. Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm gặp, hầu hết phụ nữ tuổi 45, 50 trở lên khó có thai một cách tự nhiên.


 Lý do là sau độ tuổi 45, cơ quan sinh sản và sức khỏe toàn thân của người phụ nữ không còn sẵn sàng cho việc thụ thai, mang thai và sinh nở. Trong đó quan trọng nhất là tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Lúc này số lượng trứng có khả năng thụ thai rất thấp. May mắn là ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học nên phụ nữ 45, 50 tuổi vẫn có thể sinh con được bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm – xin trứng. 

Như vậy, phụ nữ trên 45 tuổi, thậm chí đã mãn kinh vẫn có thể mang thai, sinh con khỏe mạnh với phôi được tạo thành từ trứng của một người phụ nữ trẻ tuổi (20 – 35 tuổi) khác. Những rủi ro khó lường khi mang thai ở độ tuổi trung niên Phụ nữ lớn tuổi khi có ý định sinh con cần biết trước những nguy cơ để chuẩn bị tâm lý, sức khỏe vượt qua bởi chắc chắn rằng quá trình mang thai, sinh nở sẽ vất vả hơn bình thường. 

Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt trên 40 tuổi mang thai sẽ có nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khi mang thai muộn (ảnh minh họa). Những nguy cơ cho thai phụ: Nguy cơ cho người mẹ là sẩy thai, băng huyết sau sinh, tiền sản giật, sản giật, nhau tiền đạo. Gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỉ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi.

 Vì tỉ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm. Người mẹ bị tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu hay co giật khi chuyển dạ. Bệnh cũng khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai bị chết lưu Quá trình mang thai cũng dễ khiến các bệnh mãn tính đã mắc phải trước đó (nếu có) trở nên tăng nặng. 

Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mang thai sau 50 tuổi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, miễn là bạn được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai. Nguy cơ cho thai nhi: Không chỉ người mẹ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà thai nhi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. 

Đối với việc thụ thai thông thường, nguy cơ bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động cao (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…).  

Thai nhi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định (ảnh minh họa). Để giảm nguy cơ này, bạn có thể sử dụng trứng hiến tặng của những phụ nữ trẻ tuổi. Tuy nhiên với phương pháp này, trứng được thụ tinh là trứng hiến tặng của người phụ nữ độ tuổi dưới 35, có chất lượng tốt không có nghĩa là con sinh ra chắc chắn khỏe mạnh.  tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/thu-thuat-choc-oi

Trường hợp này, thai nhi vẫn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể, bằng tỷ lệ mắc của thai nhi có mẹ cùng độ tuổi của người cho trứng. Những điều cần lưu ý khi quyết định mang thai ở tuổi trung niên: Phụ nữ lớn tuổi cần hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường, tránh sử dụng các chất độc hại trong sinh hoạt nếu có kế hoạch mang thai. 

Khi đưa ra quyết định mang thai, phụ nữ lớn tuổi cần đến bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe: - Kiểm tra tính di truyền và xin ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm…) hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… 

nếu nghiêm trọng sẽ được thông báo về nguy cơ tiềm ẩn. - Cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng (như thuốc trị cao huyết áp, thấp khớp, kháng sinh, động kinh…) Phụ nữ lớn tuổi cần đến bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe trước khi mang thai (ảnh minh họa).

 Các bác sĩ nhấn mạnh rằng, nếu phụ nữ sinh con khi lớn tuổi, quan trọng nhất là phải bảo vệ được khả năng sinh sản. Người mẹ cần tiến hành tầm soát dị tật, hội chứng Down trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Chính vì những biến chứng thai kỳ dễ xảy ra hơn, phụ nữ trên 45 tuổi sinh con cần được bác sĩ sản khoa theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi, cũng như sức khỏe mẹ bầu.

Nội dung các bài báo cáo tập trung vào việc cập nhật thông tin về các phương pháp ứng dụng phân tích di truyền trong hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam như tổng quan về hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam, giới hạn và hướng tối ưu cho công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, ứng dụng xét nghiệm di truyền trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, PGT: xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ hiện tại và tương lai, các vấn đề về NIPT - phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh trong độ tuổi sinh sản, hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp phải các vấn đề vô sinh, hiếm muộn.

Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm là số lượng trẻ mắc các bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh ở nước ta. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, trong đó có khoảng 1.400 đến 1.800 trẻ mắc hội chứng Down, 200 đến 250 trẻ mắc hội chứng EdWards, từ 1.000 đến 1.500 trẻ bị di tật ống thần kinh, 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia.

Với thực trạng trên, việc ứng dụng phân tích di truyền trong điều trị vô sinh, hiếm muộn đã mang lại nhiều tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, giúp sàng lọc, chẩn đoán các hội chứng di truyền trước sinh.

Sáng 5-4, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) tổ chức Chương trình đào tạo y khoa liên tục chuyên đề “Tư vấn di truyền hỗ trợ sinh sản 2019” với sự tham gia của hơn 200 đại biểu, chuyên gia về sản khoa, các nhà phôi học… trong và ngoài nước.
Dẫn chứng thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các chuyên gia cho biết, ở thế kỷ 21, vô sinh và hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ 3 (chỉ đứng sau ung thư, bệnh tim mạch) và Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới.

Còn theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh trong độ tuổi sinh sản, hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp phải các vấn đề vô sinh, hiếm muộn. Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm là số lượng trẻ mắc các bệnh lý di truyền và dị tật bẩm sinh ở nước ta không hề nhỏ.

Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, trong đó có khoảng 1.400 - 1.800 trẻ mắc hội chứng Down (Trisomy 21), 200 - 250 trẻ mắc hội chứng EdWards (Trisomy 18), 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 2.200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh)...

Cũng trong khuôn khổ chương trình đào tạo, các bài báo cáo tập trung cập nhật thông tin về những phương pháp ứng dụng phân tích di truyền trong hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam. 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Thực Hiện Những Gì Để Thai Nhi Khỏe Mạnh Khi Mắc HIV

Thực hành can thiệp sản khoa an toàn bằng cách tuân thủ các nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn và thực hành sản khoa để bảo đảm cuộc chuyển dạ và sinh con an toàn

Nếu phụ nữ chưa biết về tình trạng nhiễm HIV: Cần thông tin, giáo dục, truyền thông và tư vấn về tình dục an toàn; phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả nhiễm HIV. Đồng thời tư vấn thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh HIV trước khi chuẩn bị mang thai.

Nếu phụ nữ đã biết nhiễm HIV: Cần tìm hiểu nhu cầu có con của cả phụ nữ và nam giới nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, hỗ trợ xây dựng kế hoạch mang thai và có con để bảo đảm an toàn nhất cho cả mẹ lẫn con. Đối với phụ nữ không muốn mang thai và sinh con, cần tư vấn các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn, lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp và bảo đảm an toàn.



Đối với phụ nữ không muốn có con: Tư vấn về lợi ích của điều trị thuốc kháng virus ARV (antiretroviral) sớm, tuân thủ điều trị ARV, chuyển gửi sang cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi, chăm sóc và điều trị suốt đời; đồng thời cũng tư vấn các biện pháp phòng ngừa lây truyền HIV sang cho người chồng hay bạn tình trong giai đoạn muốn có thai.

Phụ nữ đang mang thai

Nếu phụ nữ đang mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV: Phải thực hiện việc tư vấn trước xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt ngay trong lần khám thai đầu tiên; việc tư vấn trước xét nghiệm HIV cho phụ nữ đang mang thai cần cung cấp đầy đủ các thông tin về nguy cơ lây truyền HIV cho con, lợi ích ngăn ngừa sớm lây truyền cho con và cho sức khỏe người mẹ, khuyến khích xét nghiệm sàng lọc HIV và các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như viêm gan b, giang mai... cùng các xét nghiệm thường quy khác khi khám thai.

Đối với với các trường hợp có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh HIV, phải lấy và chuyển gửi mẫu máu ngay đến cơ sở y tế được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện để làm xét nghiệm nhằm khẳng định nhiễm HIV; thời gian thông báo kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV dương tính cho phụ nữ đang mang thai được thực hiện càng sớm càng tốt theo quy định không quá 72 giờ ngay sau khi nhận được kết quả chính thức từ cơ sở xét nghiệm.

Tư vấn sau xét nghiệm HIV được thực hiện theo quy định hiện hành; đối với những phụ nữ đang mang thai xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cần tư vấn về tâm lý, cách chăm sóc và xử trí thích hợp, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; cách chăm sóc, điều trị và nuôi dưỡng trẻ; thông báo kết quả xét nghiệm khẳng định HIV và tư vấn việc thực hiện xét nghiệm HIV cho người chồng hoặc bạn tình.

Lời khuyên của thầy thuốc
Nhiễm HIV (human immunodeficiency virus) là con đường dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS (acquired immunodeficiency syndrome) với những hậu quả tàn tệ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người một cách lâu dài mà ai cũng biết qua công tác truyền thông giáo dục. Tuy nhiên để bảo vệ cho thế hệ trẻ về sau sinh ra được khỏe mạnh, việc phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản ngoài sự quan tâm của ngành y tế, phụ nữ cũng cần có sự hiểu biết cần thiết để cùng phối hợp và đồng hành thực hiện theo những nội dung đã nêu ở trên mới có thể mang lại hiệu quả mong muốn. Tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/hieu-ve-nipt-illumina

Chuyển gửi phụ nữ đang mang thai có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính tới cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để đăng ký theo dõi, quản lý, điều trị suốt đời càng sớm càng tốt trong vòng 3 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Đồng thời giới thiệu phụ nữ đến các nhóm và các cơ sở hỗ trợ xã hội nếu có.

Nếu phụ nữ đang mang thai đã biết tình trạng nhiễm HIV: Phải khám và quản lý thai theo quy định. Khi phụ nữ đang mang thai mới phát hiện nhiễm HIV nhưng chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV gián đoạn cần chuyển đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được chăm sóc và điều trị theo quy định như: chuyển gửi đến cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên khoa liên quan gồm lao, da liễu... để phối hợp hội chẩn, chăm sóc và điều trị nếu có chỉ định; tiếp tục theo dõi, quản lý thai.

Trong trường hợp phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm HIV muộn khoảng 4 tuần hoặc dưới 4 tuần trước khi sinh, cơ sở sản khoa chỉ định điều trị ARV ngay cho sản phụ nếu có thể, đồng thời chuyển gửi đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi, quản lý, điều trị suốt đời.

Khi phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV được phát hiện có thai cần khám và quản lý điều trị theo quy định, chuyển gửi đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để tiếp tục điều trị thích hợp, tiếp tục theo dõi điều trị ARV tại cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS; đồng thời tư vấn về việc chọn lựa nơi sinh và cách thức bảo đảm điều trị ARV liên tục sau khi sinh.

Khi phụ nữ mang thai nhiễm HIV có mong muốn phá thai, cần tư vấn và cung cấp dịch vụ phá thai phù hợp với tuổi thai theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Phụ nữ khi đang chuyển dạ
Nếu phụ nữ chưa biết tình trạng nhiễm HIV: Cần tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV, cung cấp thông tin ngắn gọn về lợi ích của việc can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, lợi ích cho mẹ và cho con khi xét nghiệm HIV và cách thức tiến hành xét nghiệm. Đối với các trường hợp có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc HIV, cần tư vấn và kê đơn thuốc ARV ngay cho cả mẹ lẫn con sau khi sinh, tư vấn về lợi ích và nguy cơ của việc nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi bằng sữa thay thế sữa mẹ để người mẹ lựa chọn cách muôi dưỡng; lấy và chuyển gửi mẫu máu đến cơ sở y tế được Bộ Y tế công nhận có đủ điều kiện để làm xét nghiệm khẳng định HIV sớm và trả lời kết quả cho sản phụ trong vòng 3 ngày trước khi sản phụ xuất viện;.

Thực hành can thiệp sản khoa an toàn bằng cách tuân thủ các nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn và thực hành sản khoa để bảo đảm cuộc chuyển dạ và sinh con an toàn; hạn chế tối đa các thủ thuật có thể gây tổn thương đường sinh sản của người mẹ hoặc tổn thương cho con như cắt tầng sinh môn, nên giữ đầu ối đến cùng và chỉ cắt tầng sinh môn khi đầu thai nhi đã lọt thấp hoặc sử dụng giác kéo, kềm forceps, lấy máu da đầu của trẻ...

Nếu phụ nữ đã biết tình trạng nhiễm HIV và đang điều trị ARV: Phải tư vấn tiếp tục điều trị bằng thuốc ARV theo chỉ định trước đó và thực hành can thiệp sản khoa an toàn như đã nêu ở trên.

Nếu phụ nữ đã biết tình trạng nhiễm HIV nhưng hiện tại không điều trị ARV: Phải tư vấn và kê đơn sử dụng thuốc ARV ngay theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thực hành can thiệp sản khoa an toàn như đã nêu ở trên.

Ngoài ra, tư vấn cho người mẹ sau khi sinh tiếp tục đến tái khám đúng lịch hẹn tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đã đăng ký trước đó để bảo đảm không gián đoạn điều trị và đưa con đến cơ sở chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để cho trẻ được chăm sóc, theo dõi tiếp tục.

Trường hợp người mẹ có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc HIV trong khi chuyển dạ, phải tư vấn và thông báo kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV, đồng thời kê đơn thuốc ARV ngay cho sản phụ sử dụng trong khi chờ kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, phải tư vấn và trả kết quả xét nghiệm khẳng định càng sớm càng tốt không được quá 72 giờ và trước khi người mẹ xuất viện; trường hợp người mẹ ra viện sớm hơn, cần hẹn thời gian quay trở lại để trả kết quả xét nghiệm khẳng định; phải kê đơn thuốc ARV cho người mẹ lúc xuất viện, lưu ý sử dụng lọ thuốc đã mở để cấp lúc chuyển dạ đủ uống tối thiểu trong 30 ngày sau khi sinh; tư vấn về việc bảo đảm không gián đoạn điều trị, đồng thời chuyển gửi cặp mẹ con đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi, quản lý, điều trị ARV lâu dài.

Xử trí can thiệp sau khi sinh
Nếu trẻ bị phơi nhiễm HIV: Phải xử trí can thiệp sau khi sổ thai theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chú ý khi cần hút dịch mũi, hầu họng cho trẻ, phải sử dụng các loại ống thông mềm, thao tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương; lau khô cho trẻ bằng khăn mềm, tránh trầy xước. Kê đơn sử dụng thuốc ARV dự phòng cho trẻ ngay sau khi sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, lưu ý sử dụng phác đồ điều trị ARV dự phòng cho trẻ phù hợp với thời gian người mẹ được điều trị ARV, kết quả tải lượng virus, thời điểm người mẹ được phát hiện nhiễm HIV và lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ sau khi sinh.

Cần tư vấn và chuyển gửi trẻ đến cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để trẻ được theo dõi, chăm sóc, điều trị tiếp tục. Lưu ý nên ngừng thuốc cho trẻ nếu kết quả xét nghiệm ở người mẹ khẳng định HIV âm tính.

Nếu người mẹ bị nhiễm HIV: Trường hợp người mẹ đã được điều trị ARV từ trước và trong khi mang thai, phải tư vấn tiếp tục tuân thủ điều trị ARV theo chỉ định trước đó; đồng thời tư vấn sau khi sinh cho người mẹ và người chăm sóc cặp mẹ con cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ an toàn.

Nếu người mẹ quyết định cho con bú phải hướng dẫn cách cho con bú đúng, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi và tiếp tục cho bú mẹ đến 12 tháng, đồng thời mẹ phải tuân thủ điều trị ARV trong suốt thời gian cho con bú.

Nếu người mẹ quyết định không nuôi con bằng sữa mẹ có thể cho trẻ ăn sữa thay thế sữa mẹ với điều kiện được gia đình hỗ trợ, có nguồn cung cấp sữa công thức đầy đủ trong 6 tháng đầu, có khả năng chuẩn bị sữa công thức với điều kiện vệ sinh dụng cụ, pha sữa... hợp vệ sinh và đủ số lượng; bảo đảm có nước sạch và vệ sinh môi trường.

Tư vấn sau khi sinh cho người mẹ và người chăm sóc cặp mẹ con với nội dung thực hiện như đã nêu ở trên. Khi kết quả xét nghiệm khẳng định HIV âm tính, cần thu hồi thuốc ARV và dừng điều trị cho cặp mẹ con.

Nếu người mẹ có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh HIV ngay sau khi sinh hoặc vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV sau khi sinh: Phải tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV cho người mẹ chưa biết tình trạng nhiễm HIV sau khi sinh. Nếu có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc HIV, cần chỉ định điều trị ARV cho người mẹ nếu mẹ cho con bú, đồng thời kê đơn sử dụng ARV ngay cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; lấy và chuyển gửi mẫu máu để làm xét nghiệm khẳng định HIV sớm.

Các xử trí can thiệp tiếp theo được thực hiện như trong trường hợp người mẹ có kết quả phản ứng với xét nghiệm sàng lọc HIV trong khi chuyển dạ đã nêu ở trên.

Đồng thời cũng cần lưu ý đến các vấn đề khác có liên quan như sự dinh dưỡng và chăm sóc cá nhân, kế hoạch hóa gia đình và tình dục an toàn, hướng dẫn người mẹ cho trẻ tiếp tục uống ARV sau khi xuất viện; tư vấn về tiêm chủng, điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhu cầu theo dõi tăng trưởng và xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm HIV sớm cho trẻ.


Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Khám Sàng Lọc Trước Sinh Và Sơ Sinh Vì Thế Hệ Mai Sau

Một số bệnh nếu được phát hiện, điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề trong quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất sau này. Tính đến 8/2018, tỷ lệ SLTS toàn TP đạt 78,9%, tỷ lệ SLSS đạt 81,1%. 

Trong năm 2017, tỷ lệ SLTS của Hà Nội đạt 74%, qua đó đình chỉ thai nghén 289 ca do bệnh lý và khuyết tật thai nhi. Tỷ lệ SLSS đạt 83,9%, kết quả khám sàng lọc trước sinh nghi ngờ 1.225 ca thiếu men G6PD, 49 ca suy giáp trạng bẩm sinh,121 trường hợp tim bẩm sinh.


Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, chiếm 1,5 – 2% số trẻ mới sinh. Số trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh khoảng hơn 1.700 trẻ. Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh cho biết, số lượng bà mẹ mang thai đến kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế khá cao nhưng nhiều người chỉ đi khám để biết con trai hay con gái, chưa mặn mà với việc khám sàng lọc, chẩn đoán dị tật thai nhi.

Ngay cả việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh tại các cơ sở y tế để phát hiện dị tật thường không nhận được sự ủng hộ của các bà mẹ vì cho rằng trẻ mới sinh còn non yếu, nếu bị lấy máu sẽ rất đau. Trong khi đó, những đứa trẻ sinh ra không may bị dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh đạt hiệu quả cao với tỷ lệ thai nhi dị tật bẩm sinh phát hiện qua siêu âm khoảng 4 – 4,5%.

 Nguyên nhân gây dị tật chủ yếu do sai lệch di truyền (bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn gene, rối loạn chuyển hóa...), trong quá trình mang thai bà mẹ tiếp xúc với môi trường độc hại (hóa chất, không khí, đất, nước…), mẹ uống thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai.
Mở rộng các mặt bệnh sàng lọc

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ Lê Cảnh Nhạc cho hay, theo Nghị quyết 21 của T.Ư Đảng, công tác nâng cao chất lượng DS là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong thời gian tới để góp phần nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của người dân.

Do vậy, SLTS và SLSS khám sàng lọc trước sinh góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng dân số, giống nòi. Nhờ đó có thể nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt và các chỉ số sức khỏe trẻ em giữa các vùng miền theo mục tiêu mà chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra.

Theo ông Lê Cảnh Nhạc, hiện nay một số quốc gia trên thế giới đã triển khai sàng lọc từ 30 - 50 bệnh. Thế nhưng, chương trình sàng lọc tại Việt Nam mới chỉ triển khai rộng rãi và miễn phí với hai bệnh là suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD. Còn tại một số bệnh viện sàng lọc thêm các bệnh khác, như bệnh tim, khiếm thính, rối loạn chuyển hóa, tan máu bẩm sinh...

nhưng người dân phải tự chi trả. Do vậy, trong thời gian tới, chương trình SLTS và SLSS sẽ tiến tới mở rộng phạm vi các loại bệnh được đưa vào danh mục thanh toán của bảo hiểm y tế để tăng cơ hội tiếp cận cho người dân. Đồng thời, người dân cần nhận thức rằng, việc thực hiện SLTS và SLSS không chỉ là chuyện cá nhân của mỗi gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

Sàng lọc trước và sau sinh hiện nay đang là biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ do dị tật bẩm sinh, hướng tới thế hệ tương lai khỏe mạnh bình thường. 

Tại tỉnh Thanh Hóa, sàng lọc trước và sau sinh đang dần được “phổ cập” đến tất cả 27 bệnh viện tuyến huyện. tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/hieu-ve-nipt-illumina

Trước đây, khi chưa có sàng lọc trước và sau sinh, không thiếu những trường hợp trẻ sinh ra đã mang dị tật, mắc các loại bệnh khiến trẻ phải chịu đựng cả đời. Kể từ khi sàng lọc trước và sau sinh được triển khai sâu rộng, mỗi năm riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giúp hàng trăm trẻ em sinh ra và lớn lên được bình thường, góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo.

Khoảng 10 năm trước, sàng lọc trước sinh và sau sinh ở Thanh Hóa còn khá xa lạ với nhiều đơn vị y tế, thì đến cuối năm 2018, nhiều bệnh viện đã thực hiện tốt và đang phát huy hiệu quả, như Bệnh viện (BV) Nhi Thanh Hóa, BV Phụ sản Thanh Hóa, BV đa khoa H.Thọ Xuân, BV đa khoa khu vực Ngọc Lặc

BV đa khoa H.Như Thanh, ngoài ra, các BV tuyến huyện còn lại đang trong quá trình hoàn thiện nhân lực, kỹ thuật để sẵn sàng “phổ cập” toàn tỉnh khám sàng lọc trước và sau sinh. Các bệnh lý thường được phát hiện khi sàng lọc, như trẻ thiếu men G6PD, bệnh lý suy giáp trạm bẩm sinh, bệnh Down, tim bẩm sinh và các dị tật bẩm sinh khác.

Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Thắm, Phó giám đốc BV Phụ sản Thanh Hóa, cho biết khám sàng lọc trước sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả trẻ và mẹ trẻ. “Hiện tại bệnh viện chúng tôi đang triển khai sàng lọc 3 lĩnh vực, gồm: siêu âm; nuôi cấy nhiễm sắc đồ từ bạch cầu máu ngoại vi của bố mẹ và xét nghiệm máu của mẹ trong quý 1 (từ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày) và quý 2 (từ 15 tuần đến 19 tuần 6 ngày) của thời gian mang thai.

Đối với xét nghiệm máu của mẹ trong quá trình mang thai (Double test và Tripble test) là nhằm sàng lọc, phát hiện trường hợp có nguy cơ cao sinh con mắc các bất thường nhiễm sắc thể số 13, 18 và 21.

Hiện nay, trung bình mỗi năm bệnh viện chúng tôi khám sàng lọc máu trước sinh khoảng 1.000 ca, trong đó, khoảng 8-10% số ca sàng lọc phát hiện có nguy cơ mắc các loại bệnh. Qua đó triển khai can thiệp, chữa trị giúp thai nhi phát triển bình thường”, bác sĩ Thắm nói.

Bác sĩ Lê Xuân Trung, Trưởng khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, BV Nhi Thanh Hóa, cho biết, mỗi năm bệnh viện khám sàng lọc sau sinh cho khoảng 7.000 - 8.000 trẻ, qua đó phát hiện từ 350 - 400 trẻ thường mắc các loại bệnh, như suy giáp trạm bẩm sinh, thiếu hụt men G6PD, suy thượng thận, bệnh Thalassemia, tim bẩm sinh.

“Từ năm 2009, BV Nhi Thanh Hóa thông qua khám sàng lọc phát hiện và thực hiện ca mổ tim bẩm sinh đầu tiên, sau gần 10 triển khai, đến nay hầu hết các bệnh tim bẩm sinh chúng tôi đều có thể triển khai mổ. Ca mổ được xem là nổi bật nhất là thực hiện cho bệnh nhi có số cân nặng rất thấp, chỉ 1,8 kg. Riêng tim bẩm sinh, hiện nay mỗi năm qua sàng lọc BV chúng tôi phát hiện từ 150 - 200 ca.

Trong đó có những trường hợp phát hiện sớm thì chỉ cần can thiệp bằng dụng cụ để đóng ống dị tật, giúp bệnh nhi không phải trải qua phẫu thuật vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với trẻ bị suy giáp trạm bẩm sinh (trẻ không thể phát triển cả thể chất và tinh thần bình thường), qua sàng lọc phát hiện sớm đã được dùng thuốc điều trị, tránh tình trạng bệnh nhân bị tàn phế suốt đời”, ông Trung nói.

Bác sĩ Lê Đăng Khoa, Giám đốc BV Nhi Thanh Hóa cho biết, với ý nghĩa của việc khám sàng lọc sau sinh, thời gian tới đây, BV Nhi Thanh Hóa ngoài tổ chức sàng lọc ngay tại BV, còn tổ chức đến tận nơi để khám sàng lọc cho trẻ ở những địa phương chưa có điều kiện thực hiện khám sàng lọc, nhằm phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh, bệnh dị dạng để tư vấn, điều trị sớm cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống và đưa các cháu về thể trạng sinh hoạt bình thường.

Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thanh Hóa, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, các BV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện được 13.500 ca siêu âm sàng lọc và lấy mẫu máu gót chân của trẻ, qua đó phát hiện 161 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, các trường hợp này đã được tư vấn đi khám lại lần 2 và mở sổ theo dõi quá trình điều trị bệnh.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Không Đi Sàng Lọc Nhiều Phụ Nữ Sẽ Nguy Hiểm Đến Tính Mạng

Với sự đầu tư về trang thiết bị và trình độ chuyên môn, Trung tâm đã có thể triển khai đầy đủ các xét nghiệm tầm soát, chẩn đoán hiện đại nhất, kể cả di truyền học.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi 15 – 44. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 4,177 ca mắc mới và 2,420 ca tử vong do UTCTC. Bệnh nhân UTCTC phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Trước tình hình đó, tại Hội nghị khoa học Vai trò của chủng ngừa trong chiến lược dự phòng HPV dưới sự Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.HCM vừa diễn ra vào cuối tuần qua, các chuyên gia đầu ngành trong sàng lọc trước sinh và ngoài nước đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc phòng ngừa UTCTC.


Các chuyên gia cũng nhấn mạnh 99,7% nguyên nhân gây UTCTC với 70% là liên quan hai chủng HPV 16 và 18. Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm, kéo dài từ 5-20 năm và gây tổn thương lớn đến tử cung. Triệu chứng UTCTC thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung.

 Điều này nhiều khả năng tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh cũng có nguy cơ gây tử vong khi ở giai đoạn cuối. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, đi cùng với tầm soát định kì.

Đánh giá về lợi ích và hiệu quả của vắc xin ngừa vi rút HPV, PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa - Trưởng khoa xét nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP.HCM cho biết: “Vắc xin ngừa HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền UTCTC và UTCTC gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như các mụn cóc sinh dục, các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn… Vắc xin ngừa HPV đã được chứng minh có độ an toàn và hiệu quả cao sau 14 năm nghiên cứu”.

Vắc xin ngừa HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi từ 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi, không quan tâm là đã có quan hệ tình dục hay chưa. Vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định 3 liều. Theo đó, liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng và liều 3 cách liều 2 tối thiểu 3 tháng.

Tại Việt Nam, UTCTC cưới đi sinh mệnh 7 phụ nữ mỗi ngày. Căn bệnh nguy hiểm này hiện đã có vắc xin tiêm ngừa. Vậy còn chần chừ gì nữa, cùng chung tay hành động ngay vì một Việt Nam không còn UTCTC trong tương lai.

Chính vì vậy, ngành y tế đã và đang tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả sàng lọc chẩn đoán, trong đó, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ là đơn vị đầu ngành của khu vực trong lĩnh vực này.

Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Cần Thơ chính thức ra đời vào năm 2013. Đây là đơn vị thứ 4 của cả nước được Tổng cục Dân số kế hoạch hoá gia đình giao nhiệm vụ phụ trách 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Với sự đầu tư về trang thiết bị và trình độ chuyên môn, Trung tâm đã có thể triển khai đầy đủ các xét nghiệm tầm soát, chẩn đoán hiện đại nhất, kể cả di truyền học.

 Do có một học sinh của trường tiểu học thị trấn Vũ Thư bị ốm nhập viện điều trị tại BV Nhi Thái Bình và đã tử vong chiều 25/3. Trước sự việc trên nhiều cha mẹ phụ huynh của trường này lo lắng và đã cho con nghỉ học. Tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/sang-loc-truoc-sinh-co-y-nghia-nhu-the-nao-voi-su-phat-trien-cua-thai-nhi

BS. Nguyễn Văn Thơm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết, có được thông tin như trên, Trung tâm đã chỉ đạo và phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư tiến hành điều tra tại thực địa. Kết quả điều tra xác minh ban đầu đối với 40 trường hợp học sinh nghỉ học có báo ốm, kết quả có 27 trường hợp có biểu hiện của hội chứng cúm như: ho, sốt, đau họng, một số trường hợp có biểu hiện đau đầu... Kết quả xét nghiệm có 4 trường hợp dương tính với cúm B.
Bác sĩ Thơm cũng khuyến cáo Cúm mùa là bệnh thường gặp, không quá nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá lo lắng. Quan trọng là người có biểu hiện bệnh cúm nên tới khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị đúng cách. Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch để tránh lây lan. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc dương tính không nhiều, song không chủ quan với tình hình dịch bệnh.

Được biết, trong thời gian này tạm thời không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, không tổ chức các buổi học ngoại khóa, không tập trung toàn trường, hạn chế ăn bán trú tại trường. Các lớp học thực hiện giải lao giữa giờ tại chỗ, tránh giao lưu với các lớp khác, đặc biệt các lớp có học sinh có biểu hiện ốm.

Bác sĩ CKII Lương Kim Phượng, Giám đốc Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Cần Thơ cho biết: "Năm 2019, ngoài xét nghiệm 3 bệnh rối loạn nhiễm sắc thể, chúng tôi sẽ áp dụng kỹ thuật pop để tìm bất thường nhiễm sắc thể để chẩn đoán sâu hơn nhằm mang lại hiệu quả sàng lọc trước sinh, riêng sơ sinh sẽ triển khai sàng lọc 33 bệnh chuyển hóa bẩm sinh".

Từ công tác xã hội hóa, 5 năm qua, Trung tâm đã tiến hành sàng lọc, chẩn đoán cho 12 tỉnh, thành ĐBSCL, trong đó, sàng lọc trước sinh khoảng 59.800 ca, qua đó phát hiện hơn 1.200 trường hợp bất thường, đối với trẻ sơ sinh, con số này là khoảng 146.000, phát hiện hơn 1.100 ca bệnh lý.

Trao đổi với phóng viên bà Lại Thị Thoả, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Trường Tiểu học Thị trấn Vũ Thư có 23 lớp, 1017 học sinh. Những ngày gần đây, trường có một số em bị ốm và xin nghỉ học. trong đó, có em L.V.M.N, lớp 5A3 tử vong. Do đó, nhiều cha mẹ học sinh đã lo lắng xin cho con nghỉ không đến trường. Tính đến ngày 26/3 có 127 em nghỉ học, số nghỉ báo ốm chỉ có 37 em. Số còn lại không bị ốm song gia đình lo lắng nên xin cho các em được nghỉ.

Nhà trường và Phòng giáo dục huyện cùng các đơn vị chức năng đã triển khai các biện pháp ổn định tâm lý học sinh, bác bậc phụ huynh cũng đã vững tin hơn và  một số em đã được gia đình cho đi học trở lại. 

Ông Đỗ Ngọc Khuyến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư cũng cho biết, Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư đã tổ chức điều tra dịch tễ, phân công cán bộ thường trực xử lý dịch bệnh tại trường Tiểu học Vũ Thư và khám sàng lọc tất cả các trường hợp có biểu hiện bệnh trên địa bàn. Tổ chức phun hóa chất khử trùng CloraminB tại khuôn viên 3 trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Mầm non Thị trấn. Đồng thời cấp dung dịch sát khuẩn, bố trí, hướng dẫn các em học sinh các lớp học rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn.