Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Khám Sàng Lọc Trước Sinh Có Ý Nghĩa Tác Động Mạnh Đến Sự Mất Cân Băng Giới Tính Khi Sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm bởi nó đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng khó kiểm soát Đối với tỉnh Lâm Đồng, vấn đề này cũng đang xảy ra ở nhiều địa phương.

Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, Bảo Lâm là một trong những địa phương có tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh trong những năm qua.

Ở mức bình thường, tỉ lệ giới tính khi sinh là 103 - 107 bé trai/100 bé gái. Riêng tại Bảo Lâm, tỉ lệ giới tính khi sinh trong 5 năm qua còn cao, cụ thể: 113,5 bé trai/100 bé gái (năm 2011); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2012); 113 bé trai/100 bé gái (năm 2013); 114,1 bé trai/100 bé gái (năm 2014); 112,8 bé trai/100 bé gái (năm 2015).

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên vẫn là tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận dân cư được coi là nguyên nhân đầu tiên là chưa đi khám sàng lọc trước sinh và có ý nghĩa tác động mạnh đến sự mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn.



 Tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con trai nối dõi tông đường, lao động chính tạo ra nguồn thu nhập chính trong gia đình và chăm sóc bố mẹ khi tuổi già, đã tác động mạnh đến nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai, đặc biệt là các cặp vợ chồng sinh chỉ có con gái trong những lần sinh trước đó.

 Người già có tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con trai để có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các kỹ thuật, công nghệ y sinh học, siêu âm là thành tựu tốt đẹp cho ngành sản khoa giúp phát hiện những bất thường của thai nhi ngay từ khi còn rất nhỏ, nhưng mặt trái của nó là để chẩn đoán giới tính của thai nhi. Kết hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phục vụ cả dịch vụ siêu âm, nạo phá thai rất sẵn và thuận tiện. Trong khi quản lý nhà nước chưa hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

Trước tình trạng này, trung tâm dân số huyện Bảo Lâm đề ra nhiều giải pháp quan trọng để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trong đó chú trọng tăng cường xây dựng và nhân rộng đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; vận động người dân tuyên truyền thay đổi tư duy, nhận thức về sinh đẻ ít con; kiểm tra giám sát và sử lý triệt để những cơ sở vi phạm về việc thông tin giới tính và lựa chọn giới tính..v.v.

vì vậy mà trong năm 2016 huyện Bảo Lâm cũng đã hạn chế được tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Lâm, hàng năm, trên địa bàn huyện có khoảng hơn 2.000 trẻ em được sinh ra, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong năm 2016 đã giảm còn 11% chủ yếu ở các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân, Lộc Phú .v.v. tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cũng đã giảm rõ rệt, tỷ lệ giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái là 111/100 trẻ.

Đồng thời duy trì tốt công tác khám sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, trong 6 tháng đầu năm có 286 bà mẹ sàng lọc trước sinh vượt 127% so với chỉ tiêu đề ra; số trẻ em sinh ra được sàng lọc 251 trẻ tăng so với cùng kỳ năm 2016 đạt 63%.

Để nâng cao chất lượng giống nòi, Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đặt ra mục tiêu đến 2020: 70% phụ nữ mang thai và bà mẹ sơ sinh được sàng lọc trước sinh và sơ sinh, 90% trẻ em sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhằm khắc phục sớm thực trạng trẻ mắc dị tật bẩm sinh.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu y tế dân số giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đến năm 2020, sẽ nâng tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh lên 50%; tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh lên 80%.

 Thêm ít nhất một mặt bệnh (nguy hiểm, có tỷ lệ mắc cao) được đưa vào danh mục bệnh được sàng lọc trong chương trình.

Đến nay, Đề án tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước sinh, sơ sinh do Ủy ban Dân số - Gia đình -Trẻ em xây dựng đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên, việc triển khai đề án này cũng gặp nhiều khó khăn về cả nhân lực y bác sĩ tại các cơ sở y tế cũng như tầm nhận thức của người dân trước việc tầm soát trước sinh và sau sinh. Chỉ tính riêng năm 2017, Đề án mới thực hiện tầm soát sàng lọc thai nhi trên 48,5% phụ nữ mang thai bằng kỹ thuật siêu âm, 29,7% trẻ mới sinh được sàng lọc sơ sinh.

Tháng 10 vừa qua, Tổng cục Dân số - KHHGĐ đã phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng dân số thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2016-2020" do Trung tâm Sàng lọc trước sinh sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thực hiện.

 Ngày 20-10, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khai trương Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sơ sinh Bắc miền trung. Trung tâm trở thành cơ sở duy nhất khu vực Bắc Trung Bộ được Tổng cục Dân số, Bộ Y tế đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại.

Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Bắc miền trung ra đời, đi vào hoạt động sẽ thực hiện nhiệm vụ tư vấn sàng lọc trước sinh, chẩn đoán trước sinh, khám sàng lọc trước sinh, nhằm phát hiện, can thiệp sớm tiến tới điều trị, theo dõi, quản lý bất thường bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An và vùng lân cận. Từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số khu vực Bắc miền trung.

Việc thực hiện chẩn đoán dị tất trước sinh và sau sinh là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét