Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Những Loại Dị Tật Mà Sàng Lọc Trước Sinh Cũng Khó Phát Hiện Được

Trong thời gian mang thai, các chị em sẽ được bác sĩ kê lịch khám thai định kỳ và siêu âm thai vào những thời điểm nhất định. Siêu âm 4D hiện tại là phương pháp tân tiến nhất khi siêu âm thai tuy nhiên không phải khi nào cũng cần thiết phải sử dụng tới công nghệ này. 

Dưới đây là những hiểu biết cơ bản về siêu âm 4D mà chị em nào cũng cần biết trước khi chọn lựa phương pháp sàng lọc trước sinh này.

Có mẹ bầu nào lại không mong chờ giây phút được nhìn thấy những hình ảnh sống động đầu tiên của em bé trong bụng? Trong thời đại y học ngày càng tiến bộ, công nghệ siêu âm 4D hoàn toàn cho phép chị em có thể nhìn thấy rõ ràng từng chuyển động của bé.



Siêu âm 4D sẽ sử dụng các sóng âm thanh tần số cao truyền tải toàn bộ hình ảnh chuyển động của em bé trong bụng mẹ. Khi siêu âm 3D, các mẹ có thể thấy hình ảnh ba chiều của em bé. Siêu âm 4D có thể  tạo ra hiệu ứng và hình ảnh rõ nét hơn tương tự như xem video trực tiếp. Sử dụng công nghệ này, các mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy trạng thái biểu cảm của bé, thậm chí  là ngay cả khi bé đang ngáp hay mỉm cười.

Quy trình tiến hành

Đầu tiên mẹ bầu sẽ được yêu cầu đặt lưng ở tư thế nằm ngửa trên bàn khám. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi một loại gel đặc biệt lên vùng bụng bởi loại gel này sẽ giúp truyền tải các sóng âm thanh. Bác sĩ sẽ giữ một thiết bị thăm dò ( bộ chuyển đổi sóng âm thanh) trên khắp vùng bụng của mẹ, di chuyển theo vòng tròn để có được những hình ảnh rõ nét và đầy đủ nhất

Một thiết bị gọi là bộ chuyển đổi sẽ được di chuyển dọc theo bụng cơ thể mẹ trong quá trình siêu âm để gửi các sóng âm thanh qua bụng và tử cung. Các dòng sóng âm thanh sẽ đi xuyên qua bụng và qua tử cung của cơ thể mẹ và được trả trở về dưới dạng tiếng vọng. Màn hình sẽ tiếp nhận sóng phản hồi và mô phỏng lại lên màn hình. 

Khi bé di chuyển hoặc đá chân, mẹ bầu sẽ hoàn toàn có thể nhìn thấy những hình ảnh đó xuất hiện trên màn hình siêu âm.

Kết quả bạn nhận được sau khi tiến hành siêu âm 4D có thể khác nhau tùy thuộc vào bác sĩ tiến hành. Đôi khi bạn sẽ nhận được một hình ảnh của bé, thậm chí đó còn có thể là một video 4D ghi lại những chuyển động của bé.

Thời điểm có thể siêu âm 4D

Bác sĩ của bạn sẽ là người đưa ra lời khuyên tốt nhất. Tuy vậy, thời điểm lý tưởng để thực hiện siêu âm 4D thường vào khoảng thời gian từ tuần thứ 27 đến 30. Cũng có nhiều chị em, thời gian nên siêu âm 4D lại sớm hơn khoảng từ tuần 26. 

Các mẹ bầu chú ý, giới tính của bé có thể được xác định khi thời gian siêu âm diễn ra trong tuần thai từ 19 đến 24. Tuy nhiên nhiều quốc gia không cho phép tiến hành siêu âm 4D trong giai đoạn này.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, siêu âm 4D an toàn và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra siêu âm 4D cũng giúp các bác sĩ phát hiện ra bất cứ dị tật nào của thai nhi để sàng lọc trước sinh.

Tuy nhiên không phải cơ sở y tế nào cũng đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị y tế để tiến hành phương pháp siêu âm này an toàn cho cả mẹ và bé. Có một điều chắc chắn rằng, siêu âm quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Siêu âm thai 4D luôn là lựa chọn tuyệt vời nhất để mẹ bầu có thể có được những hình ảnh sống động dầu tiên của con. Tuy nhiên hãy luôn thảm khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chọn lựa phương pháp siêu âm này. Ngoài ra siêu âm 4D không phải là thủ tục y tế bắt buộc giống như siêu âm 2D. Vậy nên chị em hãy cân nhắc và hỏi trước đơn vị cung cấp bảo hiểm xem chi phí siêu âm này bạn có được chi trả hay không.

Theo các chuyên gia, siêu âm thai chỉ phát hiện được 70-80% dị tật ở thai nhi và đáng tiếc vẫn có khá nhiều loại dị tật chỉ thông qua siêu âm thai thì không thể phát hiện được.
Theo báo cáo do Cơ quan chuyên trách Kinh tế - Xã hội (DESA) thuộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) thực hiện, mỗi năm có khoảng 83 triệu em bé ra đời, trong đó có khoảng 0,59% trẻ bị dị tật hoặc mắc các bệnh bẩm sinh.

Từ khi ra đời, siêu âm thai đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát hiện kịp thời các vấn đề ở thai nhi. Tuy nhiên, có một số bệnh ở thai nhi mà có siêu âm thai cũng rất khó để phát hiện.

Suy giảm thính giác bẩm sinh

Khi thai nhi được 5-6 tháng tuổi, thính giác đã phát triển. Nếu thời gian này, em bé không có cảm giác về âm thanh khi mẹ trò chuyện hoặc bên ngoài có những tiếng động lớn thì cha mẹ nên theo dõi cẩn thận. Điều đáng tiếc là không có cách nào để phát hiện thai nhi có bị khiếm thính bẩm sinh từ trong bụng mẹ hay không.

Thai nhi bị khiếm thị hoặc mắc bệnh ở mắt

Khi ở trong tử cung, vì không có nhiều sự kích thích ánh sáng nên em bé rất ít khi mở mắt, vì vậy nếu chỉ siêu âm thai thì rất khó chẩn đoán thai bị bị khiếm thị hoặc mắc các bệnh nguy hiểm ở mắt.

Dị tật bộ phận sinh dục bẩm sinh

Trong thai kỳ, bố mẹ có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của bé qua hình ảnh siêu âm nhưng nhìn chung chỉ có thể xác định được giới tính. Còn nếu bé trai gặp các vấn đề về tinh hoàn, đường sinh dục hay bé gái bị dị tật ở tử cung thì siêu âm cũng "bó tay". Tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/ban-biet-gi-ve-hoi-chung-edwards

Bệnh tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh là tổn thương cấu trúc thường gặp nhất trong tháng đầu sau sinh, chiếm khoảng 9% số trẻ sơ sinh tử vong ở giai đoạn này và chiếm 35% số ca tử vong ở trẻ em do các dị tật bẩm sinh.

Tuy việc phát hiện tim bẩm sinh trong thai kì là rất quan trọng nhưng đây cũng là bệnh lí hay bị bỏ sót trong chẩn đoán tiền sản do việc chẩn đoán tương đối khó khăn, đòi hỏi cả kinh nghiệm lẫn kiến thức cơ bản về giải phẫu và sinh lí tim thai bình thường cũng như bất thường của người làm siêu âm.

Siêu âm thai thông thường sẽ khó có thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh. Nếu bố mẹ thấy có nguy cơ con mắc bệnh cao thì phải làm xét nghiệm sàng lọc.

Rối loạn chuyển hóa

Ngay từ giai đoạn bào thai, nhiều trẻ đã bị các chứng rối loạn chuyển hóa, trong đó phổ biến nhất là bệnh khuyết tật mucopolysaccharidosis (MPS). Đây là một bệnh di truyền của sự trao đổi chất mà cơ thể bị thiếu hoặc không có đủ các chất cần thiết để phá vỡ chuỗi dài phân tử đường gọi là glycosaminoglycans.

Những bé bị mắc các chứng rối loạn trao đổi chất có thể có vẻ ngoài bất thường, não kém phát triển. Tuy nhiên, không có cách nào có thể xác định căn bệnh nguy hiểm này trước khi sinh.

Bệnh lùn ở thai nhi không thể được chẩn đoán hoàn toàn bằng siêu âm thai bởi vì một số bé sẽ dần dần ngừng phát triển xương vào tháng thứ 6-7 thai kỳ. Siêu âm thai rất khó có thể phát hiện được bệnh này trước khi em bé ra đời.

Tất nhiên câu trả lời là có. Từ tuần 16-24 thai kỳ, 70-80% dị tật ở thai nhi có thể được phát hiện và 20% có thể được sàng lọc trước sinh phát hiện thông qua các xét nghiệm như chọc ối. Vì vậy việc khám và siêu âm thai là cần thiết.

Tuy nhiên các mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm thai quá nhiều lần và cần hiểu rằng không phải tất cả những dị tật ở thai nhi đều có thể được phát hiện thông quá siêu âm.

Có thể phòng ngừa dị tật thai nhi không?

Để phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật, các bà mẹ cần làm tốt những việc sau:

- Trước khi mang thai, cả hai vợ chồng cần khám sức khỏe tổng quát.

- Trước và trong khi mang thai, vợ chồng cần bỏ hút thuốc lá và uống rượu.

- Hạn chế đến những nơi đông đúc phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ trái cây, rau củ quả.

- Trước và trong thai kỳ cần bổ sung axit folic đầy đủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét