Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Thiết Bị Hỗ Trợ Người Mắc Hội Chứng Down Học Tập Đạt Hiệu Qủa Cao

Trong các công trình đoạt giải tiêu biểu Tri thức trẻ vì giáo dục, ý tưởng sáng chế thiết bị PSE giúp trẻ mắc hội chứng down học đọc được đánh giá là mang tính nhân văn sâu sắc.

Ý tưởng độc đáo của cô giáo người Hà Nội đã chinh phục hội đồng ban giám khảo để trở thành một trong 4 công trình xuất sắc nhất chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục.

Thiết bị PSE là chuỗi hình ảnh, âm thanh, biểu cảm giúp trẻ mắc hội chứng down, tự kỷ học chữ cái. Thiết bị này tương tác trực tiếp với trẻ thông qua thảm thông minh được gắn chip cảm biến và sỏi mát xa, giúp tăng khả năng vận động, tuần hoàn máu dưới lòng bàn chân, từ đó tác động đến não bộ, có tác dụng tích cực trong cải thiện giấc ngủ.


Tác giả của công trình là cô giáo trẻ Dương Thị Thu Hà (Hà Nội). Ý tưởng này đến với Thu Hà khi cô thăm em nhỏ tại làng trẻ Hòa Bình và chứng kiến sự vất vả trong quá trình học chữ của các em.

Lễ trao giải Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 diễn ra tại Hà Nội.
3 công trình khác thuộc top 4 cũng được ban giám khảo đánh giá cao nhờ áp dụng công nghệ hiện đại. Đơn cử như tác giả Lê Yên Thanh (sinh năm 1994, TP.HCM) với dự án ứng dụng công nghệ blokchain để xây dựng hệ thống VEC giúp xác thực trình độ học vấn. Tính ưu việt của hệ thống này là giúp tổ chức, lưu trữ các dữ liệu thi cử có hệ thống và phân tán dựa trên tính chất của blockchain. Công trình này góp phần tối ưu hóa về vấn đề bảo mật và an ninh mạng cho những dữ liệu quan trọng trong thi cử.

Anh Lê Yên Thanh, tác giả công trình “VEC - Hệ thống xác thực bằng cấp bằng hệ thống Blockchain” thuyết trình trước hệ đồng chung khảo.

Trong khi đó, công trình Đèn học thông minh của tác giả Nguyễn Huy Du (Hà Nội) có tác dụng giúp người dạy và người học trao đổi thông tin hai chiều dù đang ở khoảng cách xa. Thiết bị thông minh cũng là một giải pháp để các bậc phụ huynh quan sát, hỗ trợ con cái học tập khi không có nhiều thời gian kèm cặp con.

Tác giả Lục Quang Tấn (Lào Cai) và cộng sự xây dựng phần mềm học tiếng Anh IOSTUDY vì nhận thấy trẻ em miền núi quê anh gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh. Ưu điểm phần mềm này là tạo ra một hệ sinh thái đa dạng giúp học sinh sinh có thể thống kê kết quả học tập, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hay kết quả học của từng lớp…

Năm nay, chương trình tiếp nhận 401 công trình, sáng kiến của nhiều đối tượng từ học sinh, giáo viên, giảng viên, trí thức trẻ ở nước ngoài và cả các bạn trẻ khởi nghiệp. Không chỉ tăng về số lượng hồ sơ, chất lượng các công trình cũng được nâng cao rõ rệt.

Đánh giá chất lượng công trình năm nay, TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, trưởng ban giám khảo, cho biết: “Sau 3 năm chấm thi Tri thức trẻ vì giáo dục, tôi nhận thấy năm nay, chương trình có nhiều biến đổi để phù hợp xu hướng phát triển công nghệ. Nhiều công trình tích hợp công nghệ thông tin như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và blockchain”.

Hội đồng chung khảo (từ trái sang phải) gồm GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông, TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT Egroup.

Anh Nguyễn Huy Du, tác giả công trình Đèn học thông minh bày tỏ: "Tham gia cuộc thi, chúng tôi mong muốn tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình. Những đóng góp từ ban giám khảo giúp tác giả nhìn lại điểm còn thiếu, còn yếu của sản phẩm”.

Đại diện đơn vị đồng tổ chức chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục 2018, ông Nguyễn Đình Tâm - Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long, cho biết:“Không chỉ phát hiện và tôn vinh các ý tưởng hay, cuộc thi còn làm cầu nối hỗ trợ ứng dụng các công trình vào dạy học. Chúng tôi tin rằng hoạt động này sẽ hiệu quả hơn nhiều lần khi có sự vào cuộc, đầu tư, đóng góp của nhiều nguồn lực xã hội khác”.

Ông Nguyễn Đình Tâm - Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long mong muốn có thêm sự đóng góp của nhiều nguồn lực xã hội để ứng dụng các công trình.

Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục do Trung ương Đoàn phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức, nhằm khuyến khích bạn trẻ dưới 35 tuổi đóng góp ý tưởng cho ngành giáo dục. Đây là năm thứ 3 chương trình được triển khai.

Trong khuôn khổ chương trình, chiều ngày 10/11, tại Hà Nội, 14 công trình được chọn vào vòng chung khảo đã có cuộc gặp mặt với đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề cao những đóng góp của các tác giả vào nhiều lĩnh vực của giáo dục và mong muốn các tác giả tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu đóng góp cho ngành giáo dục.

Bị bệnh mắc hội chứng Down bẩm sinh, Jannie gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thế nhưng bằng nghị lực và sự cố gắng hết mình, Jannie đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, chiến thắng chính mình, không những vậy cô còn truyền cảm hứng cho rất nhiều người xung quanh có thêm niềm tin vào cuộc sống. 

Chỉ cần đáp ứng một phần, không cần đáp ứng toàn bộ yêu cầu của xã hội

Jannie cho rằng cuộc sống bình thường và hạnh phúc chính là hiện tại đang hưởng thụ, không phải cứ kết hôn, có con hay độc thân là hạnh phúc, đó là những tiêu chuẩn mà xã hội đặt ra, nếu mình cảm thấy hài lòng với cái gì thì mình theo cái đó.

 Jannie dành rất nhiều sự quan tâm cho người khác, cho dù đó là ai, hoàn cảnh như thế nào. Jannie từng phải nằm viện rất lâu, trong thời gian đó mặc dù ốm yếu cô vẫn nở nụ cười lạc quan, động viên người khác. Jannie hỏi chuyện tất cả mọi người, sau đó chia sẻ về cuộc sống của mình, giúp mọi người không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi. Tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/hieu-ve-nipt-illumina

Jannie biết sự sống vô cùng quan trọng chính vì vậy cô luôn cố gắng nhất có thể, bất kể điều gì muốn cô sẽ nói với người thân. Cô trung thực với bản thân, cô cho rằng mình chẳng có nhiều thời gian như mọi người vì vậy chẳng có lý do gì phải giấu diếm và e dè.

Jannie đã phải trải qua thời gian dài khi bị nhiễm trùng, nhìn thấy người thân lo lắng và buồn rầu, cô quyết tâm phải cố gắng, phải mạnh mẽ. Cô nói với cả nhà mình chấp nhận mọi phương pháp điều trị, kể cả khi bác sĩ bảo vô phương cứu chữa cô cũng thông báo mình sẵn sàng trở về. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, cô gái ấy đã khỏe mạnh trở lại, sự kiên trì của cô rất đáng khâm phục.

Rất nhiều người nhát gan không dám thừa nhận sai trái của mình nhưng với Jannie thì khác, lỗi và sửa lỗi là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Cô luôn nói với mọi người về lỗi lầm của mình với tâm trạng vui vẻ thoải mái.

Tức giận chỉ khiến con người trở nên xấu xa, đôi khi là khiến chúng ta có những hành động sai trái. Điều quan trọng là chúng ta phải biết tiết chế mọi thứ, hãy thử học cách tha thứ cho mọi người. Tha thứ làm tâm hồn ta thành thản, tha thứ giúp người với người gần nhau hơn.

Chỉ những ai có hoàn cảnh tương tự như Jannie  hội chứng down mới hiểu được cảm giác đau đớn và mệt mỏi như thế nào. Thế nhưng Jannie không cho phép mình dừng chân chỉ vì những khó khăn đó, đối với cô, được sống là một hành phúc. Nếu một ngày bạn để khó khăn kéo bạn xuống, chắc chắn bạn sẽ thất bại.

Jannie biết mình không được khỏe mạnh như người khác, chắc chắn sẽ không thể tự do làm tất cả mọi thứ mình muốn. Thế nhưng cô biết tôn trọng năng lực của bản thân, nhìn vào những điểm mạnh của mình, trau dồi kiến thức, học hỏi tốt hơn mọi thứ.

Cảm xúc là một phần phát triển tự nhiên nhất của con người và đối với Jannie cũng vậy. Janni không che giấu bất kỳ nỗi buồn, sự lo lắng, nhưng cô không vì thế mà trùng xuống. Cô học cách san sẻ và đối diện nó một cách mạnh mẽ nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét