Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Những Điều Mẹ Bầu Lo Lắng Đã Đến Khi Không Đi Sàng Lọc

Trở về nhà trong sự lo lắng, hai vợ chồng không nói với nhau câu nào, chị tìm đến công cụ tìm kiếm google để đọc thông tin, ai ngờ các khuyến cáo trên mạng như em bé có nguy cơ suy thai, chậm phát triển trí não khiến chị thêm bất an hơn.

Khi thai được 34 tuần, bác sĩ thông báo có dấu hiệu không phát triển và nguy cơ phải chấm dứt thai kỳ. Quá sốc vì tin có thể phải bỏ con nhưng hai vợ chồng chị Xoan vẫn liều lĩnh giữ lại em bé và cái kết ngoài sức tưởng tượng.

Chị Phan Thị Xoan (Hà Tĩnh) lập gia đình năm 2016, cũng giống như rất nhiều cặp vợ chồng khác, sau ngày cưới được một tháng thì anh chị có tin vui.

“Mình tiêm bắp tay đau không chịu nổi nên chuyển xuống tiêm mông. Từ một đứa sợ tiêm đến chai lì. Qua 3 tháng thì mức độ nguy hiểm đã giảm xuống, lúc này bác sĩ chỉ định một tháng thăm khám sàng lọc trước sinh một lần, nhưng vợ chồng mình lúc nào cũng trong tình trạng lo lắng nên cứ một hai tuần là đi siêu âm” – chị Xoan nhớ lại.



Thế nhưng niềm vui chẳng tày gang, trong một năm chị bị hỏng thai đến hai lần liên tiếp. Phải sau đó hơn một năm niềm vui mới thực sự đến với gia đình nhỏ của anh chị.

Kiêng cữ được 3 tháng anh chị lên kế hoạch có bầu trở lại, lần này vì sợ gia đình hai bên ở quê lo lắng nên chị Xoan và chồng giấu ông bà nội ngoại. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian ngắn thêm một lần nữa anh chị thất bại, em bé không ở lại bên bố mẹ. Nỗi đau mất con cứ liên tiếp đến với gia đình nhỏ. 

Đến lần thứ 3 khi chị Xoan thử thai lên 2 vạch, anh chị quyết định tìm đến bác sĩ chuyên môn để đăng ký theo dõi sức khỏe và lên phác đồ chăm sóc thai kỳ.

Ba tháng đầu tiên cứ một tuần là chị siêu âm một lần. Bác sĩ kê thuốc nội tiết đặt âm đạo ngày 2 viên sáng - tối, kê thuốc tiêm bắp mỗi ngày một mũi, chị Xoan phải thuê y tá đến tận nhà tiêm ròng rã suốt 3 tháng trời.

Đến tháng thứ 7 chị đi siêu âm theo định kì, bác sĩ thông báo tình trạng thai đang cạn ối và được chỉ định theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung. Ngay sau khi chạy thiết bị theo dõi xong chị lại nhận tin có cơn gò và dọa sinh non.

Theo lời chị Xoan, lúc đó bác sĩ khuyến cáo về tình trạng thai nhi nếu liều lĩnh sinh con ra sẽ khó có thể nuôi được vì thai còn bé và yếu. Chị Xoan được bác sĩ kê thuốc, tiêm mũi trưởng thành phổi và dặn nghỉ ngơi, hẹn ngày tái khám.

Bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ khi thấy sức khỏe ổn định, chị trở về quê nhà Hà Tĩnh để được mẹ đẻ chăm sóc chu đáo. Về nhà được vài ngày thì chị vỡ ối và nhập viện sinh con. Em bé chào đời tròn 35 tuần với 1,7 kg đặt tên là Putin.

Mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại thực phẩm chất lượng, sạch và an toàn. Thói quen ăn những món không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn nghén, khó ăn… rất không tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Mẹ bầu cũng không nên lạm dụng sữa, dùng sữa để thay thế các thực phẩm tự nhiên. Mẹ chỉ nên dùng ở giai đoạn sau của thai kỳ khi thai nhi cũng đã phát triển đầy đủ; còn giai đoạn đầu vẫn nên ăn uống các loại thực phẩm an toàn từ thiên nhiên.

Lên kế hoạch đi thăm khám thai sớm

Nhiều mẹ bầu thường đợi thai lớn (khoảng 8 - 10 tuần) mới đi khám sàng lọc trước sinh nhưng mẹ cần lên kế hoạch đi khám thai càng sớm càng tốt để có thể phát hiện và điều trị kịp thời trong trường hợp thai nhi gặp phải những vấn đề bất thường. Mẹ bầu cũng cần chú ý thực hiện các biện pháp sàng lọc, chẩn đoán trước sinh như Double Test, Triple Test hay phương pháp sàng lọc không xâm lấn NIPT để có thể phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể gây ra Hội chứng Down, Turner, Edwards...

Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần chú ý lao động, hoạt động vừa sức để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Đặc biệt, mẹ nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chỉ đến giai đoạn cuối của thai kỳ, việc vận động nhiều mới giúp dễ sinh hơn.

Tăng cân khi mang thai

Mẹ bầu có thể tính toán dựa theo hướng dẫn của Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ (ước tính dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI) để có thể biết được tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý. Ví dụ: Chỉ số BMI trước mang thai là 18,5 thì cân nặng tăng thêm khi mang thai một bé là khoảng 12 - 18 kg.

Kiến thức cơ bản về trẻ sơ sinh

Sẽ không bao giờ là quá sớm để tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Đặc biệt, ngay sau khi sinh bé cần được thực hiện sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về rối loạn chuyển hóa, hay các vấn đề về thính lực.

Do sinh thiếu tháng nên bé phải nằm lồng kính, 10 ngày mới được về ghép mẹ. Rất may mắn là nuôi bé dù sinh non nhưng bé nhanh lớn và khỏe mạnh như các em bé cùng lứa tuổi khác.

Giấy siêu âm của 2 con có thể đóng được thành 2 quyển vở dày cộp

Em bé Putin tròn 5 tháng tuổi cũng là lúc anh chị lên kế hoạch sinh thêm em bé. Ở lần mang thai này, tâm lý chị Xoan có phần ổn định hơn. Chị được bác sĩ kê thuốc đặt âm đạo và theo lịch thăm khám sàng lọc trước sinh  cũng như theo các xét nghiệm sàng lọc đầy đủ.


Nhưng đến khi thai được 34 tuần, bác sĩ thông báo thai có dấu hiệu ngừng phát triển, cần theo dõi để quyết định tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ. Quá sốc vì thông tin "sét đánh" có thể phải bỏ con nên sau khi nghe bác sĩ tư vấn, chị Xoan cùng chồng quyết định đi đến các cơ sở y tế khác để siêu âm lại.

Trong số những nơi chị tìm đến có hai đơn vị khuyên chị nên nhập viện theo dõi vì chỉ số siêu âm vòng đầu nhỏ hơn tuổi thai, còn một nơi khác nói sức khỏe tạm ổn, bởi vậy không nên để em bé ra đời sớm.

Trở về nhà trong sự lo lắng, hai vợ chồng không nói với nhau câu nào, chị tìm đến công cụ tìm kiếm google để đọc thông tin, ai ngờ các khuyến cáo trên mạng như em bé có nguy cơ suy thai, chậm phát triển trí não khiến chị thêm bất an hơn.

Thế nhưng, sau tất cả lời khuyên của bác sĩ, cảnh báo của kiến thức y khoa trên mạng, hai vợ chồng chị Xoan liều lĩnh giữ lại em bé.

“Thời gian đó lúc nào mình cũng như ngồi trên đống lửa. Vì hoang mang quá mà không biết làm gì nên cứ 4 đến 7 ngày là mình lại đi khám một lần. Giấy siêu âm của 2 em bé nói hơi quá nhưng có thể đóng được thành 2 quyển vở dày cộp luôn” – chị Xoan chia sẻ.

Bác sĩ khuyến cáo khi thai đến tuần 36 có thể chủ động sinh non để đảm bảo sức khỏe em bé và thai phụ. Tuy nhiên, chị Xoan vẫn nỗ lưc duy trì tuổi thai thêm vài tuần và sinh con ở tuần 40 là một bé gái 2.8kg được đặt tên là Soul. Tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/sang-loc-truoc-sinh-co-y-nghia-nhu-the-nao-voi-su-phat-trien-cua-thai-nhi

Do bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nên em bé một phen nữa khiến bố mẹ đứng ngồi không yên khi liên tục nôn trớ. Một tuần sau ấp lồng kính, sức khỏe dần ổn định nên bé Soul mới được ra ghép mẹ.

Chị Xoan không giấu được cảm xúc: “Mình cảm thấy may mắn vì chồng luôn ở bên cạnh cũng động viên chia sẻ, anh ấy rất mực yêu thương 3 mẹ con, luôn sẵn sống chia sẻ công việc chăm con cùng vợ, tâm lý và không bao giờ buông bỏ người thân những lúc khó khăn”.

Giờ đây khi nhìn lại thành quả của cả một quá trình vất vả chị Xoan cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn. Có lẽ người mà chị muốn gửi lời cảm ơn nhiều hơn cả chính là người chồng, người cha của hai đứa con bé bỏng của mình. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét