Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Khám Sàng Lọc Trước Sinh : Những Kiến Thức Mới Về Vắc Xin ComBE Five

Trước khi vaccine ComBE Five được đưa vào tiêm trên quy mô nhỏ tại bảy tỉnh/thành, có một số lô vaccine không đạt tiêu chuẩn kiểm định, dẫn tới lùi thời gian tiêm ComBE Five tại Việt Nam.

Tại Trạm y tế xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái), PGS - TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Phó trưởng Ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, trực tiếp kiểm tra việc bảo quản vắc xin; việc tuân thủ các quy trình về an toàn tiêm chủng đối với nhân viên y tế khám sàng lọc trước sinh, tiêm, tư vấn các gia đình theo dõi trẻ sau tiêm chủng…

Trong chuyến công tác này, các chuyên gia chú trọng giám sát, hỗ trợ việc đảm bảo an toàn tiêm chủng trong triển khai tiêm vắc xin “5 trong 1” ComBE Five, sau khi một số địa phương có các trường hợp trẻ nhập viện sau tiêm vắc xin này. 


“Việc bảo quản đúng quy định đảm bảo duy trì chất lượng vắc xin tiêm. Trên mỗi lọ vắc xin đều có chỉ thị nhiệt. Chỉ thị này sẽ đổi màu nếu các lọ vắc xin không được bảo quản đúng yêu cầu, giúp nhân viên y tế phát hiện kịp thời để loại bỏ", TS Hồng lưu ý.

Theo GS, TS Đặng Đức Anh, trong tháng 10 và 11-2018, Bộ Y tế đã triển khai vaccine ComBE Five tại bảy tỉnh Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đã có 17.356 trẻ được tiêm chủng vaccine này với phản ứng thông thường sau tiêm chủng là 5,5%.

Đến ngày 6-1-2019, vaccine này đã được triển khai được 19 tỉnh trên phạm vi toàn quốc với 101.862 trẻ được tiêm vaccine ComBE Five. Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc được ghi nhận là 1,73%. Ngoài ra, cũng ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài với tỷ lệ khoảng 0,05%. Các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

Hiện việc tiêm đồng bộ trên cả 63 tỉnh/thành chưa thể triển khai vì mỗi tỉnh/thành có lịch tiêm khác nhau. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã phân bổ vaccine đến 63 tỉnh/thành phố và hướng dẫn triển khai tiêm vaccine; chú trọng thực hành tiêm chủng an toàn, đặc biệt là khám sàng lọc trước sinh và tư vấn cho các bậc cha mẹ cách theo dõi và chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng. Bộ Y tế đang cố gắng cuối tháng 1-2019 sẽ triển khai trên quy mô toàn quốc tiêm vaccine ComBe Five.

Trước khi vaccine ComBE Five được đưa vào tiêm trên quy mô nhỏ tại bảy tỉnh/thành, có một số lô vaccine không đạt tiêu chuẩn kiểm định, dẫn tới lùi thời gian tiêm ComBE Five tại Việt Nam. Về thông tin này, Đức Anh cho biết “Tất cả vaccine nhập khẩu về Việt Nam nói chung và vaccine ComBE Five nói riêng đều được chuyển về theo lô, được kiểm định riêng biệt không phải kiểm định một lần. Do đó, một vài lô đầu tiên không đạt tiêu chuẩn kiểm định, chúng tôi không đưa vào sử dụng. Còn những lô vaccine được đưa vào tiêm ở diện nhỏ và giờ tiêm tại 19 tỉnh/thành đều đạt tiêu chuẩn an toàn qua kiểm định, được cấp giấy phép lưu hành”.

Trước thông tin có tỉnh xin tạm dừng tiêm vaccine ComBE Five, ông Đặng Đức Anh cho biết, trước khi sử dụng ở Việt Nam, vaccine này đã được sử dụng tại 39 quốc gia khác với 400 triệu liều. Vaccine này được đánh giá đạt tiêu chuẩn theo Tổ chức Y tế thế giới. Ông cũng khẳng định, theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế thì “Bộ đang tiếp tục chỉ đạo các tỉnh/thành tiêm vaccine ComBE Five theo đúng kế hoạch trên phạm vi toàn quốc, không có thông tin tạm dừng”.

Trả lời phóng viên Nhân Dân điện tử về tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng của vaccine ComBE Five so với Quinvaxem, GS, TS Đặng Đức Anh cho biết, vaccine Quinvaxem được tiêm từ năm 2010 – 2018 đến nay với số lượng sử dụng lớn tới 10 triệu liều. Trong khi đó, vaccine ComBE Five mới sử dụng từ tháng 11-2018 đến nay với khoảng 100 nghìn liều nên không so sánh được chính xác. “Tuy nhiên, sơ bộ tỷ lệ phản ứng sau tiêm thường gặp của vaccine ComBE Five nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới”, ông Đức Anh nói.

Về hai trường hợp trẻ tử vong tại Nam Định sau tiêm vaccine ComBE Five, ông Đặng Đức Anh thông tin, đây là hai trẻ tử vong có triệu chứng xuất hiện 36 giờ sau tiêm. “Hội đồng chuyên môn đã họp và xác định cháu bé tử vong không liên quan đến thực hành tiêm chủng, không sốc phản vệ. Nguyên nhân tử vong vẫn còn đang xem xét”, ông Đức Anh cho hay.

Trả lời câu hỏi, vậy công tác khám sàng lọc tại các trạm y tế xã/phường đã được tập huấn kỹ lưỡng cho các nhân viên y tế hay chưa, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định, không chỉ riêng ComBE Five mà tất cả các loại vaccine đều có lớp tập huấn và cán bộ tham gia tiêm chủng đều phải có chứng chỉ. “Những cơ sở tiêm dịch vụ cũng được tập huấn giống như tập huấn với trạm y tế xã, phường. Chúng tôi thực hiện khám sàng lọc theo đúng quy định chung, không có sự khác biệt giữa tiêm chủng dịch vụ với tiêm chủng mở rộng”.

“Chúng tôi luôn có số điện thoại trực 24/24 để các bà mẹ có thể liên lạc với nhân viên y tế khi cần được hướng dẫn, giải đáp bất cứ những vấn đề mà họ băn khoăn khi chăm sóc con sau tiêm chủng tại nhà”, bác sĩ Thúy cho hay.

Chị Hoàng Thị Lụa, có con trai tiêm vắc xin ComBE Five, cho biết: “Em yên tâm khi cho con đến tiêm tại trạm y tế xã. Lịch tiêm được nhắn qua điện thoại để cháu tiêm đúng lịch. Cháu lớn nhà em 26 tháng tuổi, tiêm chủng đầy đủ các vắc xin tại trạm y tế xã”.
Trong khi đó, một bà mẹ có con 2 tháng tuổi vừa tiêm vắc xin ComBE Five mũi một tại Trạm y tế xã Tuy Lộc, cho biết cháu được theo dõi sức khỏe 30 phút sau tiêm tại trạm, và được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu con sốt cao, bỏ bú, hoặc có bất cứ vấn đề gì lo lắng thì báo ngay cho y tế xã để được hướng dẫn cách chăm sóc con.

Từ cuối 2018, ComBE Five lần đầu tiên được chính thức triển khai tiêm miễn phí trên cả nước cho các trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi, trong đó có tỉnh Yên Bái. ComBE Five phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

TS Dương Thị Hồng lưu ý, bố mẹ hoặc ông bà, người chăm trẻ cần được hướng dẫn cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng loại, đúng liều và đúng thời điểm cũng như chăm sóc dinh dưỡng cho con đầy đủ. Cần quan sát để nhận biết các phản ứng bất thường trong 48 giờ đầu sau tiêm. Nếu thấy trẻ sốt cao mà uống thuốc không đỡ, khóc thét, co giật, chân tay lạnh, tím tái cần đưa ngay đến trạm y tế xã, cơ sở y tế gần nhất để giúp xử trí sớm nhất và sau đó sẽ chuyển tiếp trẻ lên tuyến trên trong trường hợp cần thiết. Tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/sang-loc-truoc-sinh-co-y-nghia-nhu-the-nao-voi-su-phat-trien-cua-thai-nhi

Cũng theo TS Hồng, sau khi trẻ được tiêm, các bố mẹ không sử dụng thuốc mà không có chỉ định của cán bộ y tế; không chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian; không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng; đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cần tạm hoãn tiêm chủng vắc xin ComBE Five với trường hợp hợp trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng; trẻ sốt ≥ 37,5 độ C, hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách); trẻ mới truyền máu, các sản phẩm từ máu, hoặc dùng các sản phẩm miễn dịch trong vòng 3 tháng; trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày; trẻ có cân nặng dưới 2.000 gram.

Ông Đức Anh khuyến cáo, các bậc phụ huynh khi cho con tiêm xong tại cơ sở y tế xã/phường thì phải theo dõi 30 phút, và khi về nhà thì các phụ huynh theo dõi con trong thời gian 24-36 giờ xem có biểu hiện bất thường nào không để thông báo cho cơ sở y tế gần nhất. “Khi trẻ có biểu hiện batas thường về sức khỏe như sốt cao từ 39 độ C trở lên, co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú… phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng, hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn”, ông Đức Anh nói.

Vaccine ComBE Five có thành phần tương tự như vaccine Quinvaxem. Theo tài liệu của WHO, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vaccine chữa thành phần ho gà toàn tế bào: sốt từ 38-39 độ C chiếm tới 44,5%, phản ứng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%. Các phản ứng nặng có thể gặp như co giật, giảm trương lực cơ, sốc phản vệ (20 trường hợp trên một triệu liều vaccine sử dụng), các phản ứng cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Bác sĩ Phạm Thị Thúy, Trạm trưởng Trạm y tế xã Tuy Lộc, người trực tiếp khám sàng lọc trước sinh cho các trẻ trước tiêm vắc xin, cho biết mỗi buổi tiêm, trạm này có 30 - 35 trẻ trong tuổi tiêm vắc xin ComBE Five đến tiêm. Vắc xin này được triển khai tiêm từ tháng 12.2018 tại xã, không có trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm. Một số trẻ có sốt nhưng không có các phản ứng bất thường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét