Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Sàng Lọc Thai Nhi : Tuần Thứ 22 Bé Phát Triển Như Thế Nào ?

Thai nhi 22 tuần dài khoảng 27,8cm và nặng khoảng 430g, tương đương một quả bí ngô dài. Thai nhi giai đoạn này bắt đầu mang dáng dấp một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Môi, mí, mắt, lông mày của bé ngày càng rõ rệt. Đôi mắt đã hình thành nhưng màng mắt vẫn còn thiếu sắc tố.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết, nếu có thể nhìn thấy bên trong tử cung, mẹ sàng lọc thai nhi sẽ phát hiện bé có lớp lông tơ khá tốt trên cơ thể và các nếp nhăn trên da.

Nếu có thể nhìn thấy bên trong tử cung, mẹ sẽ phát hiện bé có lớp lông tơ khá tốt trên cơ thể và các nếp nhăn trên da. Các nếp nhăn này sẽ giảm dần ở quý thứ 3 thai kỳ khi bé tích lũy dần chất béo. Bên trong bụng, tuyến tụy – rất cần thiết cho việc sản xuất một số hormone quan trọng – cũng đang phát triển mạnh mẽ.


Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy các vết rạn da trên bụng bởi bụng bầu đang dần căng ra tạo điều khiện cho thai nhi không ngừng phát triển.

Ít nhất một nửa số phụ nữ trong thời gian thai kì đều xuất hiện các vết rạn da. Những vết rạn trên da thường có màu sắc khác nhau từ màu hồng đến màu nâu đậm (tùy thuộc vào màu da của mẹ). Bình thường chúng thường xuất hiện trên bụng của mẹ, nhưng đôi khi các vết rạn da còn có thể xuất hiện trên mông, đùi, hông và ngực. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy kem dưỡng da giúp ngăn ngừa tuyệt đối các vết rạn da, nhưng việc giữ cho làn da của mẹ được dưỡng ẩm là có thể và còn giúp da giảm ngứa ngáy.

Vào tuần thai thứ 22, có thể bạn dễ dàng nhận ra kích thước bụng và ngực phát triển không ngừng, nhưng những thay đổi vật lý sau đây có thể khiến mẹ vô cùng ngạc nhiên. Cùng với vô vàn sự thay đổi khi mang thai, hooc môn đóng một vai trò quan trọng là nguyên nhân gây ra hầu hết các thay đổi ở vẻ ngoài của mẹ.

Tóc dày hơn, sáng bóng hơn

Trong thời gian mang thai, quá trình rụng tóc chậm hơn nhiều so với trước đây vì vậy nhiều mẹ thường nghĩ tóc mọc ra nhưng thực tế là tóc bớt rụng đi.

Nếu tóc dày hơn khiến mẹ thích thú, hãy tận hưởng nó. Nhưng nếu hiện tượng này làm cho tóc của mẹ xù lên một cách khó chịu, hãy nhờ thợ cắt tóc tỉa thưa bớt. Tuy nhiên những thay đổi này sẽ không kéo dài mãi mãi. Sau khi em bé chào đời, tóc mẹ sẽ bị rụng khá nhiều.

Lông trên cơ thể tăng rõ rệt

Hoóc môn có tên gọi androgens có thể khiến lông mọc trên cằm, mép, má và cả tay chân. Những sợi lông kì lạ cũng có thể xuất hiện trên bụng, cánh tay và lưng của mẹ.

Móng tay mọc nhanh hơn

Móng tay của bà bầu có thể phát triển nhanh hơn bình thường. Một số mẹ bầu cho biết móng tay cứng hơn nhưng cũng có người thấy mềm hoặc giòn hơn. Vậy mẹ nên làm gì? Mẹ nên bảo vệ móng tay bằng cách đeo găng tay cao su khi vệ sinh và sử dụng kem dưỡng ẩm nếu chúng dễ gãy.

Xuất hiện các vết rạn da

Khi bụng của mẹ giãn ra để phù hợp với kích thước bé con đang lớn, mẹ có thể bị các vết rạn da nhỏ như những giọt nước mắt nằm ngay dưới da, với các màu sắc khác nhau. Những dấu hiệu này sẽ bắt đầu mờ đi trong khoảng từ 6 đến 12 tháng sau khi mẹ sinh con. Giải pháp cho vấn đề này là mẹ không thể làm gì ngoài cố gắng không tăng quá nhiều cân so với quy định hoặc sử dụng các loại kem chống rạn để giúp da đàn hồi tốt hơn.

Nám da

Việc tăng các sắc tố melanin có thể gây ra các mảng da sậm màu trên khuôn mặt của bà bầu. Những thay đổi sắc tố này có thể tăng nhiều hơn nếu mẹ tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Mẹ nên bảo vệ khuôn mặt bằng cách sử dụng kem chống nắng bảo vệ khỏi tia UVA và UVB với chỉ số chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn, đội mũ có vành, mang khẩu trang khi đi ra ngoài và tránh ánh nắng vào những giờ cao điểm trong ngày (10 giờ sáng đến 2 giờ chiều).

Núm vú lớn hơn và sẫm hơn

Bà bầu có thể thấy núm vú và khu vực sắc tố xung quanh nhũ hoa đang ngày càng lớn hơn. Những nốt sần trên đó cũng rõ rệt hơn. Nốt sần này là các tuyến sản xuất dầu giúp chống lại vi khuẩn và bôi trơn da. Một số phụ nữ cũng nhận thấy các tĩnh mạch xuất hiện rõ rệt hơn ở ngực.

Chân to hơn

Bàn chân của mẹ sàng lọc thai nhi có thể tăng một nửa cỡ giày trở lên. Dây chằng lỏng lẻo có thể làm cho bàn chân mẹ to ra một chút. Triệu chứng phù chân có thể làm cho đôi giày của mẹ bầu khá chật, tuy nhiên chân mẹ sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi sinh.

Bên cạnh việc sắm cho mình những bộ quần áo mới, mẹ cũng cần mua những đôi giày mới phù hợp với đôi chân tăng thêm kích cỡ của mình. Mẹ bầu nên chọn những loại giày đế bằng hoặc chỉ cao 3cm để đảm bảo việc đi lại được an toàn.

Ngoài ra, vào giai đoạn này, tay mẹ cũng thường to hơn một chút. Nếu cảm thấy nhẫn cưới đã quá chật, bạn nên tháo chúng ra để bớt khó chịu hơn. Mẹ có thể đeo ở ngón tay nhỏ hơn hoặc đeo trong dây chuyền trên cổ.

Về kích thước, em bé đã nặng khoảng 875g và dài ước chừng 36,6cm với đôi chân dài ra thêm một chút. Với nhiều mô não phát triển mạnh, bộ não của con đang hoạt động hết sức tích cực. Phổi của thai nhi 27 tuần tuổi vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, nhưng một số ít thai nhi vẫn có thể thở được ở bên ngoài bụng mẹ khi sinh non, với điều kiện cần rất nhiều trợ giúp từ đội ngũ các chuyên gia Nhi sơ sinh giàu kinh nghiệm.

Con lúc này đã biết nhắm mắt và mở mắt, hay ngủ và thức trong những khoảng thời gian nhất định đều đặn và thậm chí con đã có thể mút một ngón tay nào đó. Và thậm chí đôi lúc bà bầu còn có thể cảm nhận được em bé đang nấc cụt nữa. Hiện tượng này sẽ bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn, song không hề làm thai nhi khó chịu, vậy nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm. Tìm hiểu thêm : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/ban-biet-gi-ve-hoi-chung-edwards

Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng mới ở giai đoạn này như nhức mỏi cơ thể hay đôi lúc là bắp chân bị chuột rút liên hồi. Nguyên nhân đơn giản đến từ việc các bộ phận này đang phải đỡ một cơ thể với trọng lượng lớn hơn thường lệ khá nhiều. Việc tử cung của mẹ mở rộng cũng tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch trong dòng máu lưu thông từ chân trở về tim cũng như lên các dây thần kinh từ thân trên đến chân.

Thật không may, những cơn chuột rút có thể trở nên tệ hơn cùng với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Khi bị chuột rút, việc duỗi cơ bắp sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn đôi chút. Bạn hãy duỗi thẳng chân và sau đó nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân của mình. Đi bộ trong vài phút hay xoa bóp bắp chân thường xuyên cũng sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này.

Thi thoảng bà bầu cũng sẽ cảm thấy ngứa bụng do rạn da và những thay đổi ở da, chủ yếu là vào ban đêm nhưng cũng có thể là ban ngày.

Đau nhức, mệt mỏi là những triệu chứng khá phổ biến khi mang thai, tuy nhiên khi mẹ bầu gặp bất cứ khó chịu nào bất thường cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản đang theo dõi trực tiếp thai kỳ cho bạn để phòng ngừa những biến cố xấu có thể xảy ra.

Những triệu chứng trước 37 tuần thai cần lưu ý:

- Đau lưng dưới, áp lực vùng chậu nặng nề, đau bụng nhiều kèm theo tử cung gò cứng từng cơn với tần số hơn 4 cơn co thắt trong một giờ.

- Tăng tiết dịch âm đạo hoặc ra nước âm đạo.

- Thai nhi giảm chuyển động hơn bình thường.

- Đau bụng dữ dội và dai dẳng.

- Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu

- Đau rát khi đi tiểu hoặc không đi tiểu được

- Nôn ói nặng nề kèm theo đau bụng, sốt

- Sốt cao, ớn lạnh

- Mất tầm nhìn, hoa mắt, chóng mặt

- Đau đầu dữ dội kèm hoa mắt, mất ý thức, nói nhảm

- Sưng phù nặng nề

- Khó thở, ho ra máu, đau ngực

- Tiêu chảy nặng kéo dài trong 24 giờ

- Tham gia lớp học tiền sản: Nếu đây là lần đầu tiên mẹ có em bé, việc tham gia các lớp học tiền sản là điều vô cùng hữu ích. Các buổi học có thể sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong việc đối phó với các triệu chứng khó chịu khi mang thai, cách ăn uống khoa học trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và những kiến thức sinh nở hữu ích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét