Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Mang Thai 3 Tháng Đầu Và Những Sai Lầm

Những bé con khỏe mạnh là những hạnh phúc to lớn mà bất cứ người phụ nào cũng muốn. Và điều quan trọng nhất là, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và tránh nguy cơ bị trầm cảm. 

Không đi khám để xác định mình có thai hay không

Khi phát hiện que thử thai 2 vạch, nhiều chị em tin rằng mình có thai và không đi kiểm tra lại mà muốn đợi đến mốc 3 tháng để đi khám thai lần đầu luôn. Tuy nhiên, lần sảy thai trước, sự phát triển của các khối u trong tử cung, một số loại thuốc nhất định và một số bệnh như u nang, UTIs hay bị nhiễm ký sinh trùng giun đũa cũng có thể tạo ra kết quả dương tính giả trên que thử thai. Vậy nên đừng suy đoán, hãy đến gặp bác sĩ,xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất.



Không nói với chồng mình có bầu

Nhiều chị em bị sốc khi bị mang thai 3 tháng đầu ngoài ý muốn và không có ý định muốn nói với chồng mình về điều này. Cố gắng che giấu việc mang thai và để thời gian lâu sau đó mới thông báo với chồng có thể gây nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng. Dù có kế hoạch sinh em bé hay không, khi có bầu nhất định phải nói với chồng bạn.

Không bổ sung các loại vitamin trước khi mang thai

Nếu dự định có thai, chị em nhất định cần bổ sung các vitamin tiền mang thai để duy trì sức khỏe của người mẹ trong suốt thai kỳ và giúp em bé có thể phát triển khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên bổ sung các vitamin cần thiết 3 tháng trước khi có ý định sinh em bé.

 Các vitamin tổng hợp bao gồm canxi, DHA, vitamin A,B,C,D và các vi chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong vitamin còn chứa sắt và axitfolic giúp ngăn ngừa các khuyêt tật về hệ thần kinh và dị tất bẩm sinh và hạn chế tình trạng thiếu máu của cơ thể mẹ trogn thai kỳ.

Thường xuyên uống đồ uống có cồn

Khi mang thai, phụ nữ nên kiêng rượu. Trong 3 tháng đầu, nhiều chị em chưa biết mình có thai nên vẫn vô tư uống rượu, bia, đồ uống có cồn. Điều này có thể khiến thai nhi chậm phát triển và rối loạn phát triển. Chính vì vậy, chị em phụ nữ tốt nhất nên duy trì lối sống lành mạnh ngay cả khi chưa phát hiện mang bầu. 

"Ngó lơ" ông xã

Khi mang thai, hãy chia sẻ cảm xúc và gần gũi với chồng. Nếu bạn không chia sẻ cảm xúc trong suốt thai kỳ với chồng bạn có thể làm mỏng sợi dây liên kết giữa thai nhi và bố. Hãy cùng nhau tham gia các buổi tiệc, lên kế hoạch sinh con và thống nhất việc chọn tên con. Hãy để chồng bạn cảm nhận cảm giác khi con đá, chia sẻ từng giây phút hạnh phúc trước khi chờ đón em bé chào đời.

Ăn thả ga vì “đang ăn cho hai, cho ba”

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn. Tuy vậy, chị em nên có chế độ ăn uống trong thai kỳ hợp lý. Tăng cân quá mức khi mang thai 3 tháng đầu có thể khiến em bé có nguy cơ bị sinh thiếu cân, sinh non và khó sinh.

Hút thuốc trong và sau khi mang thai

Mẹ hút thuốc trước và trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, trẻ bị thiếu cân, gây ra các vấn đề về nhau thai và tăng nguy cơ thai bị chết lưu, mắc dị tật bẩm sinh. 

Làm việc quá nhiều

Nhiều chị em do quá bận bịu tới công việc cũng sẽ gây động thai, cơ thể mất nước gây tổn hại tới cả cơ thể mẹ và thai nhi.

Không giữ lại các ghi chép trong thai kỳ

Nhiều chị em lại không nghĩ rằng việc lưu hồ sơ trong thời gian mang bầu rất quan trọng. các ghi chép đó vừa là kỷ niệm về hành trình mang thai vừa sẽlà món quà tinh thần đặc biệt dành cho con cái khi chúng đã lớn.

Biết chính xác thai đã vào tử cung hay chưa

Khi cảm nhận cơ thể có dấu hiệu thay đổi bất thường, đặc biệt là biểu hiện mang thai sớm, chị em cần kiểm tra chính xác việc mình đã mang thai hay chưa. Bạn có thể test nhanh tại nhà bằng que thử thai hoặc tới các cơ sở y tế chuyên khoa để xem có thai nhưng thai đã vào tử cung hay chưa. Việc này giúp đề phòng nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm cho thai phụ.

Lựa chọn nơi khám thai

Chị em khi mới mang thai 3 tháng đầu  có thể lúng túng trong việc tìm cho mình một địa chỉ khám thai uy tín. Bạn nên đến khám thai tại các bệnh viện chuyên sản phụ khoa hoặc hỏi thăm bạn bè, người thân để chọn cho mình một bác sĩ hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín.

Đối mặt với cơn ốm nghén

Ốm nghén là một trong những nỗi sợ của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Chị em thường có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, sút cân nhanh chóng. Thông thường, các triệu chứng này sẽ qua nhanh từ tuần thứ 12 trở đi. Tuy nhiên không ít thai phụ có thể ốm nghén 5, 6 tháng hoặc đến tận ngày sinh nở.

Bổ sung vitamin cho mẹ bầu

Ngoài việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, các mẹ bầu còn được chỉ định thêm một số vitamin cần thiết như axit folic, canxi, sắt, DHA,… Đây là những dưỡng chất cần bổ sung với hàm lượng lớn trong thai kỳ mà việc ăn uống đôi khi không đáp ứng đủ. Mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa kê đơn với liều lượng phù hợp, tránh tuyệt đối việc tự ý bổ sung vitamin khi mang thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét