Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Những Thói Quen Cần Chú Ý Của Mẹ Bầu Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Khi mang thai, phụ nữ nên kiêng rượu. nhiều chị em chưa biết mình có thai nên vẫn vô tư uống rượu, bia, đồ uống có cồn. Điều này có thể khiến thai nhi chậm phát triển và rối loạn phát triển. Chính vì vậy, chị em phụ nữ tốt nhất nên duy trì lối sống lành mạnh ngay cả khi chưa phát hiện mang bầu. 

Khi phát hiện que thử thai 2 vạch, nhiều chị em tin rằng mình có thai và không đi kiểm tra lại mà muốn đợi đến mốc 3 tháng đầu thai kỳ để đi khám thai lần đầu luôn. Tuy nhiên, lần sảy thai trước, sự phát triển của các khối u trong tử cung, một số loại thuốc nhất định và một số bệnh như u nang, UTIs hay bị nhiễm ký sinh trùng giun đũa cũng có thể tạo ra kết quả dương tính giả trên que thử thai. Vậy nên đừng suy đoán, hãy đến gặp bác sĩ,xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất.


Không nói với chồng mình có bầu

Nhiều chị em bị sốc khi bị mang thai ngoài ý muốn và không có ý định muốn nói với chồng mình về điều này. Cố gắng che giấu việc mang thai và để thời gian lâu sau đó mới thông báo với chồng có thể gây nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng. Dù có kế hoạch sinh em bé hay không, khi có bầu nhất định phải nói với chồng bạn.

Không bổ sung các loại vitamin trước khi mang thai

Nếu dự định có thai, chị em nhất định cần bổ sung các vitamin tiền mang thai để duy trì sức khỏe của người mẹ trong suốt thai kỳ và giúp em bé có thể phát triển khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên bổ sung các vitamin cần thiết 3 tháng trước khi có ý định sinh em bé. Các vitamin tổng hợp bao gồm canxi, DHA, vitamin A,B,C,D và các vi chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong vitamin còn chứa sắt và axitfolic giúp ngăn ngừa các khuyêt tật về hệ thần kinh và dị tất bẩm sinh và hạn chế tình trạng thiếu máu của cơ thể mẹ trogn thai kỳ.

Thường xuyên uống đồ uống có cồn

Khi mang thai, phụ nữ nên kiêng rượu. Trong 3 tháng đầu, nhiều chị em chưa biết mình có thai nên vẫn vô tư uống rượu, bia, đồ uống có cồn. Điều này có thể khiến thai nhi chậm phát triển và rối loạn phát triển. Chính vì vậy, chị em phụ nữ tốt nhất nên duy trì lối sống lành mạnh ngay cả khi chưa phát hiện mang bầu. 

"Ngó lơ" ông xã

Khi mang thai, hãy chia sẻ cảm xúc và gần gũi với chồng. Nếu bạn không chia sẻ cảm xúc trong suốt thai kỳ với chồng bạn có thể làm mỏng sợi dây liên kết giữa thai nhi và bố. Hãy cùng nhau tham gia các buổi tiệc, lên kế hoạch sinh con và thống nhất việc chọn tên con. Hãy để chồng bạn cảm nhận cảm giác khi con đá, chia sẻ từng giây phút hạnh phúc trước khi chờ đón em bé chào đời.

Ăn thả ga vì “đang ăn cho hai, cho ba”

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn. Tuy vậy, chị em nên có chế độ ăn uống trong thai kỳ hợp lý. Tăng cân quá mức khi mang thai có thể khiến em bé có nguy cơ bị sinh thiếu cân, sinh non và khó sinh.

Hút thuốc trong và sau khi mang thai

Mẹ hút thuốc trước và trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, trẻ bị thiếu cân, gây ra các vấn đề về nhau thai và tăng nguy cơ thai bị chết lưu, mắc dị tật bẩm sinh. 

Làm việc quá nhiều

Nhiều chị em do quá bận bịu tới công việc cũng sẽ gây động thai, cơ thể mất nước gây tổn hại tới cả cơ thể mẹ và thai nhi.

 Lái xe máy

Tự mình điều khiển xe máy khi thai đã lớn cũng là chuyện nên kiêng. Vì bụng to khiến mẹ giữ thăng bằng khó, nếu có bất trắc thì không thể xoay chuyển tình thế linh hoạt được. Hoặc đôi lúc mệt mỏi, chóng mặt giữa đường rất nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên nhờ bố hoặc người thân đưa đi cho an toàn.

Mặc quần chíp tối màu

Thói quen mặc nội y tối màu (màu đen, màu đỏ đậm, màu sẫm…) là bình thường nhưng với bà bầu (đặc biệt là bầu 3 tháng cuối) thì hoàn toàn không nên. Đây là kiêng cữ khoa học cho mẹ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ phải mặc quần chíp màu sáng (ví dụ màu trắng, màu vàng nhạt…) để tiện theo dõi dịch tiết âm đạo, kịp thời phát hiện và phân biệt những bất thường như viêm nhiễm phụ khoa, rỉ ối… nhờ đó nhanh chóng đến bệnh viện. Có mẹ mặc quần chíp tối màu nên ra máu báo sắp sinh mà không biết, đến lúc cơn đau đẻ quằn quại ập đến mới lật đật gom đồ vô bệnh viện, xíu nữa là đẻ rơi nguy hiểm biết nhường nào.

Nằm ngồi một chỗ quá lâu

Ông bà ta vẫn khuyên mẹ bầu sắp sinh nên vận động, đi bộ nhẹ nhàng càng nhiều càng tốt để mai mốt dễ đẻ. Điều này là đúng. Mặt khác, việc làm này còn giúp khí huyết lưu thông tốt, mẹ cảm thấy dễ chịu, dễ thở, ngủ ngon, sức khỏe cải thiện rõ rệt. Mẹ bầu 3 tháng cuối nhớ kiêng việc nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu vì như vậy tưởng chừng an toàn nhưng thực chất lại khiến cơ thể mệt hơn, ê ẩm, thai nhi kém phát triển.

Không giữ lại các ghi chép trong thai kỳ

Nhiều chị em lại không nghĩ rằng việc lưu hồ sơ trong thời gian mang bầu rất quan trọng. các ghi chép đó vừa là kỷ niệm về hành trình mang thai vừa sẽlà món quà tinh thần đặc biệt dành cho con cái khi chúng đã lớn.

Mẹ cảm thấy nhanh đói, thèm ăn, ăn nhiều và tăng cân nhanh chóng. Điều này hết sức bình thường vì thai nhi đang gấp rút hút chất dinh dưỡng để hoàn thiện các cơ quan và tạo lớp mỡ dày dưới da, sẵn sàng chờ ngày chào đời. Nếu mẹ lo sợ sau sinh bị thừa cân nên hãm chuyện ăn uống lại, ăn kiêng kham khổ… thì thai nhi sẽ bị thiếu chất, gầy yếu, ảnh hưởng trí não và thể chất. Cho nên ăn kiêng là chuyện mẹ nhất định phải nói không bằng mọi giá. Thay vì ráng kiềm chế chuyện ăn uống, mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn các món bổ não, giúp thai nhi tăng ký nhanh nhất có thể nhé!

Xoa bụng và kích thích đầu ti

Thói quen xoa bụng tưởng chừng là đang âu yếm con, giao tiếp với con nhưng thực ra lại tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường. Hành động này nên kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể khiến tử cung của mẹ bị co thắt, gò cứng từng cơn, dễ gây ra máu, đẻ non. Tương tự với xoa bụng, việc vân vê kích thích đầu ti, lau rửa đầu ti quá mạnh một cách thường xuyên cũng khiến tử cung bị gò. Sở dĩ như vậy vì ngực và vùng dưới có liên quan mật thiết với nhau.

Ăn mặn

Nhiều mẹ có bầu tự dưng rất thích ăn mặn. Tuy nhiên, trong thai kỳ cuối, mẹ cố nhịn miệng, thực hành ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe mẹ lẫn con. Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất. Tìm hiểu thêm về 3 tháng cuối thai kỳ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét